Search
Thứ Ba 19 Tháng Ba 2024
  • :
  • :

Viêm khớp dạng thấp nguyên nhân và cách điều trị

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Viêm khớp dạng thấp là bệnh hay gặp nhất trong các bệnh khớp mạn tính. Là bệnh mang tính chất xã hội vì sự diễn biến kéo dài và hậu quả dẫn đến tàn phế, ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt của bệnh nhân và gia đình.

Bệnh chuyên khoa - Viêm khớp dạng thấp

Bệnh chuyên khoa – Viêm khớp dạng thấp

Nên rất cần được tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng bệnh, chẩn đoán sớm, quản lí tốt tại cộng đồng, có biện pháp điều trị thích hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng tuyến góp phần điều trị hiệu quả hạn chế tàn phế.

Nguyên nhân Viêm khớp dạng thấp

Người ta coi viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn, có sự tham gia của nhiều yếu tố:

– Yếu tố tác nhân gây bệnh (chưa chắc chắn): Virus

– Yếu tố cơ địa: Vì có liên quan HLA DR 24.

– Yếu tố di truyền: Viêm khớp dạng thấp có yếu tố gia đình.

– Yếu tố thuận lợi: Chấn thương, cơ thể suy yếu, mệt mỏi, lạnh ẩm kéo dài…

Triệu chứng, biểu hiện của viêm khớp dạng thấp

Bệnh diễn biến mạn tính với các đợt tiến triển, trong đợt tiến triển thường sưng đau nhiều khớp, kèm theo sốt và có thể có các biểu hiện nội tạng.

Triệu chứng tại khớp

– Vị trí: Có thể bắt đầu bằng viêm một khớp, thường là khớp gối, khuỷu, cổ tay, cổ chân, khớp bàn ngón, khớp ngón gần, thường đối xứng hai bên…

– Tính chất: Trong các đợt tiến triển, các khớp sưng đau, nóng, ít khi đỏ. Đau kiểu viêm. Các khớp ngón gần thường có dạng hình thoi. Có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng, trong đợt tiến triển cứng khớp buổi sáng trên 1 giờ.

– Diễn biến: Các khớp viêm tăng dần và nặng dần sang các khớp khác, dẫn đến dính khớp và biến dạng ở tư thế nửa co và lệch trục về phía xương trụ (bàn tay gió thổi, ngón tay hình cổ cò), khớp nối ở tư thế nửa co, cổ tay hình lưng lạc đà, ngón tay của người thợ thùa khuyết… Các khớp bị hủy hoại như vậy sẽ khiến bệnh nhân nhanh chóng trở thành tàn phế.

Sốt khi bị Viêm khớp dạng thấp

Sốt khi bị Viêm khớp dạng thấp

Triệu chứng toàn thân và ngoài khớp

Toàn thân: gầy sút, mệt mỏi, ăn ngủ kém, da xanh, niêm mạc nhợt, rối loạn thần kinh thực vật, …

Da: Hạt dưới da (5%): là hạt, cục nổi lên khỏi mặt da mặt độ chắc, không đau, không di động, không dò, đường kính khoảng 0,5 – 2cm. Số lượng một vài hạt.

Cơ, gân, dây chằng, bao khớp: Teo cơ rõ rệt vùng quanh khớp tổn thương, viêm gân, co kéo dây chằng, kén hoạt dịch ở chân

Nội tạng: Hiếm khi bị tổn thương, có thể tổn thương tim, hô hấp, hạch, lách, xương mất vôi

Tổn thương mắt, thần kinh, chuyển hoá

Cách điều trị Viêm khớp dạng thấp:

Phải điều trị kiên trì từng đợt, kết hợp điều trị nội, ngoại, vật lý, chỉnh hình, liên tục kéo dài trong nhiều năm.

Chế độ nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi trong thời gian sưng đau nhiều. Tăng cường tập luyện, vận động, xoa bóp để tránh dính khớp và teo cơ. Chế độ ăn: nhiều đạm, nhiều calo, vitamin

Thuốc chống viêm: Mobic 7.5 mg, Piroxicam 20 mg, Indometacin 25 mg

Thuốc giãn cơ

Sau một tuần điều trị, bệnh không đỡ có xu hướng nặng, ta dùng kết hợp với Corticoid

– Prednisolon viên 5mg x 8 viên/ngày hoặc

– Dexametazon 0,50mg x 12 viên/ngày x 5 ngày. Sau đó, mỗi ngày giảm bớt 1/2 viên, cho đến khi mỗi ngày uống còn 1 viên.

Điều trị bằng các thuốc chống thấp tác dụng chậm là thuốc điều trị cơ bản

– Thuốc chống sốt rét: Hydrochlroquin

– Hoặc Salazopyzin 500mg: 2- 4 viên/24h .

– Methotrexat: 10 – 20 mg/ tuần, uống vào một ngày nhất định

Hiện nay có nhiều nhóm thuốc tác dụng sinh học mới, có hiệu quả cao, điều trị trong trường hợp Methotrexat không đáp ứng, tuy nhiên giá thành còn đắt.

Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng khớp