Sự thay đổi thời tiết là một sự khó chịu giống như cực hình đối với những bệnh nhân đau nhức xương khớp. Vì sao người bệnh xương khớp thường “biểu tình” khi mùa lạnh tới?
- Dược sĩ mách bạn những dấu hiệu của bệnh đau vai gáy cấp
- Ở người cao tuổi bệnh thoái hóa khớp gối gây khó khăn cho người bệnh
- Nhận biết triệu chứng đứt dây chằng đầu gối, phòng tránh hiểm nguy
Vì sao bệnh xương khớp thường “biểu tình” khi trời lạnh tới ?
Các triệu chứng thường gặp của bệnh đau nhức xương khớp là gì?
Thực tế cho thấy, có đến trên 70% người bệnh xương khớp sẽ phải than trời than đất mỗi khi thời tiết thay đổi thất thường, mưa lạnh, gió rét, hoặc nóng ban ngày nhưng lạnh về đêm… Và những triệu chứng thường gặp như sau:
- Đau nhức tăng nặng: Cảm giác đau nhức xương khớp từ các vị trí trên cơ thể như khớp gối, cột sống, cổ tay, bàn tay, cổ, vai, thắt lưng… tăng nặng so với bình thường. Đặc biệt, cơn đau nhức, tê cứng khớp dễ trở nên dai dẳng, nghiêm trọng vào ban đêm hay buổi sáng sau khi thức dậy.
- Cứng khớp: Tình trạng các khớp bị đơ cứng, khó cử động thường xuất hiện khi người bệnh mới ngủ dậy, diễn ra khoảng 10 – 30 phút đối với người bị thoái hóa khớp, hoặc kéo dài trên 1 giờ đồng hồ đối với những người bị viêm khớp dạng thấp.
- Khớp bị tê, sưng: Ngoài hai triệu chứng kể trên, tê khớp, sưng khớp tăng nặng cũng là dấu hiệu thường gặp mỗi khi thời tiết thay đổi, đặc biệt ở người già.
Các triệu chứng trên là dấu hiệu cảnh báo của bệnh xương khớp như :
+ Thoái hoá khớp (thoái hóa cột sống, khớp gối, cổ tay, bàn tay….)
+ Viêm khớp dạng thấp
+ Thoát vị đĩa đệm (lưng, cổ)
+ Loãng xương…
Thường là dấu hiệu của bệnh đau nhức cơ xương vai, đốt sống cổ, khớp gối…
Mỗi khi mùa lạnh tới vì sao bệnh xương khớp thường “biểu tình” ?
Theo chuyên gia sức khỏe Nguyễn Thị Hồng giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: khi nhiệt độ ngoài trời hạ xuống đột đột, cơ thể thường có xu hướng cố trữ năng lượng khiến máu lưu thông kém hơn bình thường, đồng thời cũng làm giảm lưu thông của dịch khớp – giữ vai trò như tấm đệm hạn chế sự cọ xát giữa các đầu xương, khiến các khớp trở nên khô cứng, khó cử động. Với những người mắc bệnh xương khớp lâu năm, đặc biệt là thoái hóa khớp, khi sụn và xương dưới sụn bị tổn thương kèm theo sự lưu thông dịch khớp giảm đi làm cho sự cọ xát giữa các đầu xương tăng lên, gây đau nhức nhiều hơn.
Mặt khác, vào mùa mưa, áp suất khí quyển giảm và độ ẩm tăng khiến cho các khớp giãn ra và chèn ép vào các dây thần kinh xung quanh sụn khớp và xương dưới sụn hư tổn nên bệnh nhân cảm nhận rõ hơn các cơn đau, đặc biệt với người thoái hóa khớp nặng sẽ thấy đau dữ dội khi vận động.
Người đau nhức xương khớp cần làm gì khi trời lạnh tới?
- Để giảm thiểu các cơn đau nhức xương khớp mỗi khi thời tiết thay đổi một cách hiệu quả, an toàn, tránh được những gánh nặng về sau, người bệnh cần làm như sau:
- Cần chủ động chăm sóc, bảo vệ xương khớp bằng cách: vẫn đảm bảo vận động thường xuyên, hợp lý theo từng độ tuổi.
- Luôn giữ giữ ấm cơ thể, đặc biệt là ở các khớp bị đau, tránh bị dính mưa lâu, có thể chườm ấm các khớp khi trời lạnh.
- Người bệnh cần duy trì chế độ dinh dưỡng đảm bảo đủ chất. Đồng thời, bổ sung các dưỡng chất được chứng minh có lợi cho xương khớp, giúp giảm đau hiệu quả và bảo vệ, phòng tránh bệnh xương khớp tốt hơn.
Nguồn: Bệnh chuyên khoa