Đau thần kinh tọa thường gặp ở lứa tuổi lao động với nguyên nhân chủ yếu là do thoát vị đĩa đệm. Vậy làm thế nào để nhận biết mình có bị đau thần kinh tọa hay không?
- Bệnh Gout tiến triển qua những giai đoạn như thế nào?
- Hướng dẫn sơ cứu cho người bị gãy xương hiệu quả
- Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp và cách đề phòng
Đau thần kinh tọa là tình trạng đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa
Nội dung bài viết
Đau thần kinh tọa là bệnh gì?
Đau thần kinh tọa hay còn gọi đau dây thần kinh tọa là tình trạng đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa. Thần kinh tọa (dây thần kinh hông to) là dây thần kinh dài nhất của cơ thể, kéo dài từ dưới thắt lưng tới ngón chân. Cơn đau bắt đầu từ cột sống thắt lưng lan ra mặt ngoài đùi rồi mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ngón chân. Tùy thuộc vào vị trí tổn thương mà hướng đau có sự khác biệt.
Bệnh chuyên khoa này thường gặp ở lứa tuổi lao động, từ 30 – 50 tuổi với nguyên nhân chủ yếu là bệnh lý đĩa đệm khiến rễ dây thần kinh bị chèn ép (Chiếm tỉ lệ 80%).
Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa là gì?
Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân chính gây đau thần kinh kinh tọa (chiếm 80% các trường hợp). Theo đó, khi đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường, dây thần kinh tọa sẽ bị chèn ép dẫn tới cảm giác đau buốt. Điều này cũng xảy ra tương tự với những người bị gai cột sống hoặc có khối u hoặc nang nằm trên cột sống.
Các yếu tố nguy cơ:
- Tuổi tác: Hầu hết những người bị đau thần kinh tọa ở độ tuổi từ 30 đến 50.
- Trọng lượng: Tăng cân có thể gây áp lực lên cột sống của bạn, điều này có nghĩa là bạn dễ bị đau thần kinh tọa khi mang thai hoặc bị thừa cân béo phì.
- Bệnh tiểu đường: Bệnh này có thể gây tổn thương thần kinh, từ đó gây ra đau thần kinh tọa.
- Tính chất công việc khiến bạn phải khiêng nhấc vật nặng thường xuyên hoặc ngồi lâu ở một tư thế cũng có thể làm tổn thương đĩa đệm và gây ra đau thần kinh tọa.
Triệu chứng đau thần kinh tọa như thế nào?
Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, tùy vào nguyên nhân cũng như vị trí dây thần kinh bị tổn thương mà bệnh nhân sẽ có những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, khi sự chèn ép của dây thần kinh tọa đủ lớn, hầu hết bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu sau:
Đau
Cơn đau thần kinh tọa chỉ xuất hiện ở một bên, xuất phát từ thắt lưng xuống mông, đùi và lan xuống hai chi dưới gây đau ở cẳng chân, gót và lòng bàn chân. Triệu chứng đau có thể không được dự báo trước, khi thì âm ỉ, khi thì dữ dội. Tần suất và mức độ đau tăng dần từ nhẹ đến không chịu được.
Triệu chứng cận lâm sàng
Cơn đau có thể xuất hiện khi người bệnh nâng chân lúc nằm ngửa, dạng chân,…
Vận động bị hạn chế
Khi bị đau thần kinh tọa, các cử động như gập, cúi người đều trở lên vùng cùng khó khăn. Thông thường người bệnh phải gắng sức mới làm việc, đi lại được. Trường hợp bị tổn thương ở vị trí L5, S1 thì có thể người bệnh sẽ không chạm gót được khi đi.
Cứng lưng
Dấu hiệu cứng lưng thường xuất hiện sau mỗi buổi sáng thức dậy. Bệnh nhân bị đau thần kinh tọa sẽ có cảm giác cơ cứng phía vùng lưng dưới, phải mất vài phút thì mới có thể ổn định được. Đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa, hiện tượng này càng dễ xuất hiện hơn.
Tê bì
Tê bì chân là triệu chứng điển hình của bệnh đau dây thần kinh tọa. Đi kèm với dấu hiệu này là cảm giác đau buốt dọc theo dây thần kinh hông. Đôi lúc người bệnh sẽ có cảm giác như bị kiến cắn, kim châm ở vùng mông.
Đau khi đại tiện
Trường hợp rễ thần kinh đuôi ngựa bị chèn ép sẽ gây đau hạ bộ, khiến người bệnh đau thần kinh tọa cảm thấy đau buốt, khó chịu khi đại tiện.
Cột sống biến dạng
Đây là tình trạng đường cong sinh lý bị biến dạng, cột sống vẹo về bên chân đau, phần mông cũng bị xệ xuống một bên.
Rối loạn thần kinh thực vật
Người bệnh khi mắc đau thần kinh tọa, ở bên phần chân đau thường bị mất các loại phản xạ như dựng lông, vận mạch, bài tiết mồ hôi,…
Teo cơ
Tùy thuộc vào vị trí tổn thương của rễ thần kinh mà biến chứng của các cơn đau có thể gây teo cơ bắp chân hoặc teo cơ mác. Ở mức nguy hiểm này, nếu bệnh nhân không kịp thời can thiệp thì nguy cơ bại liệt là không thể tránh khỏi.
Đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không?
Giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ, bệnh đau thần kinh tọa là không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, những biến chứng đau thần kinh tọa gây nhiều khó chịu cho người bệnh và có thể gây suy giảm chức năng vận động.
Khi bị đau dây thần kinh tọa mãn tính, cơn đau có thể xuất hiện liên tục và kéo dài khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nếu dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng thì có thể ảnh hưởng đến hệ cơ, gây ra yếu và teo cơ, ví dụ như chứng thả bàn chân (tên gọi khác: tổn thương thần kinh mác, bàn chân rớt, foot drop). Tình trạng này khiến chân người bệnh thường xuyên bị tê và không thể đi lại bình thường.
Nguy hiểm hơn, đau dây thần kinh tọa có thể gây tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn, từ đó dẫn đến mất cảm giác hoàn toàn ở chân.