Nội dung bài viết
Mùa hè là một trong những thời điểm thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát, do đó bạn cần tìm hiểu những dịch bệnh mùa hè thường gặp để có cách phòng tránh hiệu quả.
- Tổng hợp dấu hiệu sốt virut ở người lớn phổ biến hiện nay
- Phá bỏ bức màn nguyên nhân gây bệnh viêm thực quản?
- Có nên sử dụng thuốc kháng sinh khi bị viêm loét miệng?
Tổng hợp những dịch bệnh mùa hè thường gặp nhất hiện nay
1. Sốt xuất huyết
Đây là một trong những căn bệnh thường gặp dễ mắc hàng đầu hiện nay và gây ra những hệ lụy vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe. Để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết, bạn không nên để nước lạng tụ trong thời gian dài; diệt bộ gậy, loăng quăng bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn. Việc thường xuyên lật, úp các hốc nước tự nhiên, vật liệu phế thải không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, vỏ dừa, mảnh chai, lốp xe cũ, bẹ lá, hốc tre,…là một trong việc làm cần thiết phòng tránh nguy cơ muỗi đẻ trứng phát bệnh. Thay rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, thay nước bình hoa,…ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Đồng thời kết hợp phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch là một trong những cách giúp bạn phòng ngừa dịch bệnh bùng phát.
2. Bệnh tiêu chảy
Các bác sĩ hiện đang đào tạo tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM khuyến cáo để phòng tránh tiêu chảy việc đảm bảo ăn chín, uống sôi là điều quan trọng để bệnh không bị phát tán. Trong chế biến thực phẩm, ăn uống và sinh hoạt việc sử dụng nước sạch là điều cần thiết. Đồng thời, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; không sử dụng phân tươi, phân chưa xử lý để bón cây trồng ; không được đi vệ sinh bừa bãi, không đổ rác thải, phân xuống ao, hồ…là một trong những giải pháp phòng ngừa bệnh tiêu chảy hiệu quả. Khi có dấu hiệu tiêu chảy cấp phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn điều trị kịp thời.
3. Bệnh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ là bệnh thường gặp phổ biến vào mỗi mùa hè. Bệnh rất dễ gặp với bất kỳ đối tượng nào và gây những khó chịu nhất định đối với người bệnh. Để không phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh, bạn nên phòng ngừa bằng các giải pháp: Không dùng chung vật dụng cá nhân như khăn mặt, khẩu trang kính mắt, lọ thuốc nhỏ mắt, không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng, hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ, đồng thời thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch. Khi mắc bệnh, bạn nên hạn chế tiếp xúc với người khác và đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Trên đây là tổng hợp những dịch bệnh mùa hè thường gặp nhất hiện nay, mặc dù đây là bệnh thường gặp nhưng có thể gây nguy hiểm nếu bạn không điều trị kịp thời. Là người thông minh và quan tâm đến sức khỏe của mình không có lý gì bạn không phòng bệnh hơn chữa bệnh. Hãy tham khảo những gợi ý của chuyên trang bệnh chuyên khoa để phòng bệnh hiệu quả.
4. Bệnh cúm
Bệnh cúm không chỉ xảy ra ở mùa hanh, khô mà chúng còn phổ biến vào mùa nóng. Để phòng ngừa bệnh cảm cúm, chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyên bạn nên thường xuyên rửa tay với xà phòng, che miệng khi hắt hơi, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối, ăn uống đủ chất, giữ ấm cơ thể, tiêm văcxin cúm mùa phòng bệnh. Đặc biệt nên hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết. Trong trường hợp có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và xử lý kịp thời.
Triệu chứng bệnh cúm – bệnh mùa hè thường gặp
5. Tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là một trong những bệnh chuyên khoa thường gặp và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ mắc nhất hiện nay. Để phòng tránh bệnh tay chân miệng, người bệnh cần rửa tay thường xuyên với xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ…
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ gặp nên cần cung cấp cho trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, việc ăn chín, uống sôi, dụng cụ ăn uống của trẻ phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi, không cho trẻ dùng chung khăn tay, khăn ăn, vật dụng ăn uống như bát, đĩa, cốc, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
Để đảm bảo an toàn cho trẻ khỏi những tác nhân gây bệnh bắt nguồn từ nơi công cộng, chuyên gia Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyến cáo, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà, hộ gia đình cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, tay nắm cửa, dụng cụ học tập, tay vịn cầu thang, sàn nhà mặt, bàn ghế, bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường; thu gom chất thải của trẻ và xử lý đúng cách. Đối với trẻ em, các bậc phụ huynh cần theo dõi sức khỏe chặt chẽ trong mùa nóng này để kịp thời phát hiện và xử lý điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho trẻ khác.
Đối với những trẻ ở các nhà trẻ, học mẫu giáo, hay khu vực tập trung nhiều trẻ nhỏ ở độ tuổi dưới 6 tuổi, cha mẹ cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ. Khi trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh.