Đái tháo đường là căn bệnh nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của chúng không phải ai cũng biết rõ.
- Chuyên gia hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân phẫu thuật ung thư đại tràng
- Bệnh chuyên khoa viêm đại tràng mạn tính nguyên nhân và cách điều trị
- Nguyên nhân và phòng ngừa bệnh viêm đại tràng mạn tính
Tìm hiểu thông tin về bệnh đái tháo đường
Theo các chuyên gia giàu kinh nghiệm đang nghiên cứu và giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Đái tháo đường được WHO định nghĩa là một tình trạng rối loạn chuyển hóa đa nguyên nhân đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose máu mạn tính với các rối loạn chuyển hóa carbohydrate, mỡ, protein do hậu quả của khiếm khuyết tiết insulin, khiếm khuyết hoạt động insulin hoặc cả hai”.
Triệu chứng của bệnh đái tháo đường là gì ?
Bệnh đái tháo đường là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi, theo đó chúng có triệu chứng điển hình dung nạp thức ăn và đi tiểu tiện nhiều. Ngoài ra, bệnh nhân có thể cảm thấy háo khát liên tục , uống rất nhiều nước nhưng vẫn không cảm thấy đủ và có thể gặp một số các triệu chứng sau:
- Số lần đi tiểu và lượng nước tiểu nhiều
- Bệnh nhân ăn rất nhiều, thèm ăn nhưng không hề tăng cân mà ngược lại giảm cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân
- Cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi.
- Ngoài ra người bị tiểu đường còn có một số biểu hiện khác có thể như:
- Cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa khó chịu
- Thị lực giảm thấy rõ
- ở phụ nữ thường xuyên nhiễm khuẩn vùng âm đạo
- Nhiễm nấm men hoặc nấm candida;
- Môi khô ráp
- Các tổn thương ở trên da và niêm mạc lâu lành
- Ngứa da, đặc biệt là ở bẹn hoặc khu vực âm đạo.
Triệu chứng của bệnh đái tháo đường là gì ?
Đái tháo đường có thể để lại những biến chứng gì?
Theo các chuyên gia Truong Cao dang Duoc Sai Gon cho biết, khi lượng đường trong máu tăng cao mãn tính, cơ thể bị rối loạn chuyển hóa chất đường, chất đạm và chất béo, từ đó làm suy giảm chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:
Biến chứng tại mắt
Khi nồng độ đường trong máu tăng cao làm cho các hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương. Từ đó làm cho thị lực của người mắc đái tháo đường có thể bị suy giảm nhìn mờ, nhìn không rõ dần dần có thể dẫn đến mù lòa. Bên cạnh đó các biến chứng ở mắt khác như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp… cũng có thể xảy ra.
Biến chứng về tim mạch
Người bị đái tháo đường có nguy cơ rất cao mắc các bệnh lý vể tim mạch bao gồm bệnh động mạch vành kèm đau ngực (đau thắt ngực), đau tim, đột quỵ và hẹp động mạch (xơ vữa động mạch), tăng mỡ máu, cao huyết áp, xơ động mạch ngoại vi gây tắc mạch
Biến chứng về thần kinh
Nồng độ đường huyết cao có thể làm tổn thương các thành mạch máu nhỏ (mao mạch) nuôi dưỡng dây thần kinh. Điều này có thể gây ngứa, các cảm giác đau, tê, nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở bất ổn định, hay tiết mồ hôi…
Biến chứng về thận
Đường trong máu cao gây tổn thương đến vi mạch máu trong thận, từ đó suy giảm chức năng lọc của thận, thậm chí suy thận. Thận chứa hàng triệu cụm mạch máu nhỏ (tiểu cầu) để lọc chất thải ra khỏi máu của bạn. Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng hệ thống lọc tinh tế này từ đó suy giảm chức năng lọc của thận, thậm chí suy thận. Tổn thương thận nghiêm trọng có thể dẫn đến suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không hồi phục, cần phải chạy thận hoặc ghép thận.
Đái tháo đường có thể để lại nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm
Biến chứng nhiễm trùng
Khi lượng đường ở trong máu của bệnh nhân tăng cao tạo ra một môi trường hết sức thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và làm cho hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh bị suy giảm gây nên nhiễm trùng ở nhiều vùng trên da và niêm mạc. Nó làm cho các vết loét, vết thương lâu lành có thể dẫn đến hoại tử vết thương
Ngoài ra, khi nồng độ đường trong máu quá cao bệnh nhân có thể bị rơi vào trạng thái hôn mê đột ngột dẫn đến nguy cơ bệnh nhân tử vong rất cao. Vì là một căn bệnh mãn tính nguy hiểm nên khi mắc phải căn bệnh này bạn nên đến các trung tâm Y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguồn: benhchuyenkhoa.edu.vn