Search
Thứ Sáu 29 Tháng Ba 2024
  • :
  • :

Khi bị đau bao tử bệnh nhân nên và không nên ăn những gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bệnh đau bao tử( đau dạ dày) hiện nay là một trong những căn bệnh phổ biến nhất về đường tiêu hóa, vậy bệnh nhân cần lưu ý nên và không nên ăn những gì?

Khi bị đau bao tử bệnh nhân nên và không nên ăn những gì?

Khi bị đau bao tử bệnh nhân nên và không nên ăn những gì?

Nguyên nhân nào gây nên bệnh đau bao tử

Theo các chuyên gia Truong Cao dang Duoc Sai Gon cho biết: Nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý về đau bao tử (hay đau dạ dày) là do:

  • Do thói quen ăn uống không khoa học: thường bỏ ăn sáng, ăn không đúng bữa, lạm dụng đồ ăn nhanh, ăn nhiều thức ăn cay nóng như: tiêu, tỏi, ớt…

Vì thế,  bệnh đau bao tử nên ăn gì tùy thuộc vào từng độ tuổi và mức độ của bệnh mà điều chỉnh cho phù hợp.

Những điều nên và không nên khi bị đau bao tử mọi người cần lưu ý?

– Những điều lưu ý không nên ăn khi bị đau bao tử:

  • Không nên ăn các loại gia vị cay nóng, không nên uống bia rượu, thuốc lá
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá no, cũng không nên để quá đói rồi mới ăn. Ăn quá no vì sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều axit có hại, dễ­ gây đau.
  • Khi ăn nên nhai kỹ, nuốt chậm, vì trong khi nhai có thể tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, nước bọt có tác dụng giảm axit và bão hòa axit có trong dạ dày.
  • Thức ăn nên kiêng, chủ yếu là thức ăn tăng tính axit trong dạ dày như: trái cây chua (cam, bưởi, chanh, me), cà muối, giấm, mẻ, một số loại nấm, nước xốt thịt cá đậm đặc, ớt, tỏi…
  • Ngoài ra, cần tránh các loại thức ăn có nguy cơ làm tổn thương lớp niêm mạc bảo vệ, dạ dày phải co bóp, nghiền nát nhiều như: các loại thức ăn cứng, rau nhiều chất xơ, trái cây còn xanh cứng (cóc, ổi, xoài, táo…), thịt nhiều gân sụn… Chưa kể những thức ăn này phải mất một thời gian mới đến dạ dày, axit sẽ được sản xuất trong lúc dạ dày trống, vô tình làm tăng lượng axit trong dạ dày.
  • Hạn chế ăn những thức ăn chế biến sẵn, khó tiêu, chứa nhiều muối: chả lụa, lạp xưởng, thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích…

Tuyển sinh đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng cấp bằng chính quy

Tuyển sinh đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng cấp bằng chính quy

– Nên ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm và dễ tiêu hóa:

  • Những thức ăn chính như cháo, mỳ sợi nhỏ, cơm nhão… trong đó ăn những thức ăn làm bằng bột mỳ là tốt nhất. Vì những thức ăn này mềm, dễ tiêu hóa, lại có chất kiềm, có tác dụng làm bão hòa axít trong dạ dày.
  • Nên ăn thức ăn giảm tiết axit dịch vị: bắp cải, đậu, bí ngô, cà rốt, hành lá, chất ngọt (mật ong, đường, bánh quy), dầu thực vật (các loại dầu được chế biến từ các loại hạt: dầu hướng dương, dầu vừng, dầu hạt cải, dầu đậu nành…).
  • Thức ăn trung hòa axit dịch vị, làm lành chỗ loét: sữa, trứng, thịt nạc, cá, tôm, rau củ non, đặc biệt họ cải (cải bắp, củ cải, rau cải…), gừng, chuối, dưa hấu, dưa leo, thốt nốt…
  • Thức ăn bảo vệ niêm mạc dạ dày thấm dịch vị: khoai mì, gạo nếp, bột sắn, bánh mì, bánh quy…
  • Riêng nước uống, không dùng nước uống có gas, cà phê, thay vào đó nên chọn trà thảo dược, nước lọc hoặc các loại sữa.

Nguồn: Bệnh chuyên khoa