Search
Thứ Bảy 27 Tháng Tư 2024
  • :
  • :

Những nguyên nhân gây đau khớp gối khi chạy bộ là gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Đau khớp gối khi chạy bộ là hiện tượng thường gặp nhất ở những người đam mê bộ môn thể thao này. Vậy những nguyên nhân nào gây nên tình trạng này?

Đau đầu gối khi chạy bộ có khả năng là biểu hiện của các tổn thương

Nội dung bài viết

NHỮNG BIỂU HIỆN KHI ĐAU KHỚP GỐI KHI CHẠY BỘ

Đau khớp gối thường bắt đầu bằng những cơn nhức âm ỉ xung quanh đầu gối, phía sau xương bánh chè, gần xương chậu, đặc biệt là khu vực kết nối với xương đùi. Khi mắc phải tình trạng này, bệnh nhân sẽ nhận thấy một số dấu hiệu sau:

  • Sưng đầu gối, khả năng đi lại bị ảnh hưởng.
  • Khu vực xung quanh đầu gối sưng đỏ. Người bệnh có thể nghe thấy gối phát ra âm thanh nhỏ hoặc có cảm giác ma sát nơi đầu gối.
  • Người bệnh bị đau khi chạy, ngồi xổm, đi bộ, quỳ xuống, thậm chí đứng lên khỏi ghế.
  • Cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn lúc bệnh nhân xuống dốc hoặc xuống cầu thang.

NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU KHỚP GỐI KHI CHẠY BỘ LÀ GÌ?

Theo các Bác sĩ – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Đau khớp gối khi chạy bộ có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, 3 nguyên nhân thường gặp nhất gồm:

Cách chạy sai

Khi chạy bộ sai cách, người chạy để gót chạm đất trước, làm toàn bộ trọng lượng cơ thể đổ dồn về khớp gối. Hiện tượng này thường xảy ra khi bệnh nhân cố gắng sải chân thật dài. Đó là lúc các dây chằng ở đầu gối bị kéo căng quá mức, khiến gối chấn thương và sưng viêm.

Bàn chân bẹt

Khi chạy bộ, dưới áp lực của trọng lực, bàn chân của chúng ta có xu hướng xẹp xuống và hơi đổ sụp vào trong để giảm sock. Tình trạng này được gọi là sụp vòm bàn chân. Đây là cơ chế tự nhiên của cơ thể bởi bàn chân phải chịu đựng trọng lực của toàn bộ cơ thể khi chúng ta đi hoặc chạy. Tuy nhiên, tại Việt Nam, có nhiều người mắc tật bàn chân bẹt (ngay cả khi không chịu trọng lực của cơ thể, bàn chân vẫn bị sụp vòm, tạo nên một góc nghiêng giữa cẳng chân và bàn chân).

Tập luyện quá sức

Việc luyện tập với tần suất cao và cường độ nặng mà không có đủ thời gian để hồi phục chính là lý do gây ra chứng đau đầu gối kinh niên ở những người chạy bộ. Khi chúng ta chạy bộ liên tục, khớp gối và các cơ sẽ bị kéo căng, co rút và chấn thương. Những tế bào ở đầu gối, cơ cẳng chân, sụn, gân, xương và dây chằng phản ứng mạnh hơn với áp lực trong suốt quá trình tập luyện. Do đó, đầu gối bị tổn thương, đau nhức là điều tất yếu.

Ngoài ra, các tác nhân sau cũng có thể trở thành nguyên nhân của tình trạng đau khớp gối khi chạy bộ:

  • Không khởi động trước khi chạy bộ;
  • Mang giày không phù hợp;
  • Ngoại lực tác động trực tiếp vào đầu gối;
  • Chấn thương;
  • Cơ đùi yếu hoặc không cân đối;
  • Giới tính;
  • Thừa cân, béo phì.

Chấn thương đầu gối sau khi chạy bộ là một trong những vấn đề xương khớp thường gặp

ĐAU KHỚP GỐI KHI CHẠY BỘ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Nếu tình trạng đau khớp gối khi chạy bộ diễn ra thường xuyên, liên tục có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý sau:

Viêm gân đầu gối

Khi chạy bộ sai cách, chúng ta có thể bị viêm gân đầu gối. Gân bánh chè chính là loại gân dễ bị viêm nhất ở đầu gối. Nếu gặp phải vấn đề này, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức tại vị trí viêm, trước khớp gối. Thời gian trôi qua, các triệu chứng càng biểu hiện rõ rệt và trở nên trầm trọng hơn. Các cơn đau có thể xuất hiện theo chu kỳ, từ âm ỉ đến dữ dội, sau đó giảm dần rồi lại tăng lên.

Hội chứng đau bánh chè

Hội chứng đau bánh chè (Runner’s Knee) là một dạng tổn thương phổ biến ở những người chạy bộ. Cơ tứ đầu có nhiệm vụ giữ xương bánh chè ở đúng vị trí. Khi chúng ta đi lại hay chạy bộ, xương bánh chè liên tục chuyển động nhưng không va chạm vào xương đùi. Nếu bệnh nhân chạy sai tư thế hoặc cơ tứ đầu suy yếu, xương bánh chè sẽ chuyển động bất thường. Chúng có thể di chuyển lung tung từ trái sang phải, chèn ép lên đầu gối, làm tăng ma sát.

Gãy xương bánh chè

Xương bánh chè phụ trách các hoạt động uốn, co giãn và di chuyển của cơ thể. Khi xương này bị nứt, gãy hoặc chấn thương, người bệnh sẽ bị đau đầu gối khi chạy.

Rách sụn chêm

Với vai trò giảm bớt áp lực của trọng lượng cơ thể lên đầu gối, sụn chêm đầu gối là hai miếng sụn nằm giữa xương cẳng chân ở phía trên và xương chày ở phía dưới. Khi đầu gối bị tác động mạnh (té ngã, tai nạn…) lớp sụn chêm sẽ bị rách, gây sưng đau và cứng khớp gối.

Thoái hóa khớp gối

Các dấu hiệu điển hình của thoái hóa khớp gối bao gồm: sưng cứng đầu gối và đau khớp gối khi chạy bộ. Các chuyên gia cho biết, khi bệnh nhân chạy bộ với cường độ cao, khớp gối sẽ bị hao mòn nhanh hơn, từ đó hình thành các cơn đau nhức.

Tổn thương dây chằng

Dây chằng trước (ACL) và dây chằng sau (PCL) là 2 dây chằng dễ tổn thương nhất ở đầu gối. Tình trạng tổn thương dây chằng còn được gọi tắt là bong gân. Khi người chạy cử động đột ngột, dừng lại đột ngột hay sải những bước dài để vượt chướng ngại vật, dây chằng trước dễ bị kéo căng hoặc bị đứt. Trong khi đó, dây chằng sau thường tổn thương do tác động trực tiếp từ ngoại lực.

Hội chứng dải chậu chày

Đau khớp gối khi chạy bộ có thể liên quan đến hội chứng dải chậu chày (Iliotibial Band Syndrome). Bất cứ đối tượng nào khi tập luyện quá sức đều có thể mắc hội chứng này. Tuy nhiên, những người chạy bộ có nguy cơ gặp phải cao nhất.