Hiện nay, tình trạng mặc bệnh tiểu đường ngày càng tăng cao và tâm lý chủ quan khiến bệnh tình trở nên nặng. Bệnh có thể chữa trị được bằng việc tuân thủ chế độ ăn và tập luyện đầy đủ.
- Bệnh thoái hóa cột sống thường có những triệu chứng điển hình như nào?
- Đau vùng thượng vị quặn từng cơn cảnh báo bệnh lý nào?
- Người bị bệnh lang ben có thể chữa khỏi được không?
Những điều cần lưu ý đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường
Những điều nên làm khi bị bệnh tiểu đường là gì?
- Kiểm soát chỉ số đường trong máu
Theo các bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết: Lượng đường huyết là chỉ số quan trọng trong việc kiểm soát căn bệnh tiểu đường của bệnh nhân. Vì vậy, bệnh nhận hoặc người thân cần phải theo dõi các chỉ số đường huyết thường xuyên để đảm bảo sức khỏe người bệnh.
- Chế độ tập luyện đều đặn
Thực hiện chế độ tập luyện đều đặn là cách làm tự nhiên và tốt nhất để kiểm soát chỉ số đường của cơ thể người bệnh. Khi cơ thể được tập luyện kéo theo đường trong cơ thể được chuyển hóa. ngoài ra sự vận động của cơ thể giúp các tế bào hấp thu tốt hơn và từ đó giảm chỉ số đường huyết.
- Chú ý khi nạp tinh bột
Đối với bệnh nhân tiểu đường việc ăn đủ bữa rất quan trọng, phối hợp khẩu phần ăn theo tỉ lên 1 phần tinh bột với 1 phần đam, sử dụng nhiều rau xanh trong bữa ăn.
- Nói “không” với chất ngọt nhân tạo
Đối với bệnh nhân tiểu đường hãy ngừng sử dụng chất ngọt nhân tạo bởi vì chất ngọt nhân tạo làm gián đoạn khả năng chuyển hóa đường huyết của cơ thể có thể làm quá trình trao đổi chất thay đổi.
- Kiểm soát cân nặng bản thân
Bạn nên duy trì một mức cân nặng chuẩn của bạn bằng cách ăn kiêng và tập thể dục để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Những điều cần lưu ý đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường
- Duy trì chỉ số cholesterol chuẩn
Bệnh tiểu đường có thể gây hưởng đến chỉ số cholesterol của bạn. Hãy kiểm tra chỉ số cholesterol định kỳ để bảo vệ sức khỏe của mình.
- Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn
Theo các bác sĩ bệnh chuyên khoa cho hay: Đối với các bệnh nhân tiểu đường thì các loại chất xơ hòa tan như yến mạch, các loại hạt, đậu, hoa quả và rau có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường và giúp giảm chỉ số đường huyết. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh với các chất xơ hòa tan có thể giảm nguy cơ gia tăng tiểu đường loại 2.
- Khám mắt thường xuyên
Ở các bệnh nhân tiểu đường chỉ số đường huyết cao có thể tròng mắt bị sưng, thay đổi khả năng thị giác của bạn. Vì vậy bạn cần phải đi khám mắt thường xuyên.
- Khám chân thường xuyên
Giống như khám mắt bệnh nhân tiểu đường cũng nên khám chân hàng năm nếu bạn mắc bệnh tiểu đường.
- Khám thận
Bệnh nhận tiểu đường qua một thời gian nó sẽ gây hại cho thận, để an toàn hãy đi khám thận ít nhất 2 lần trên một năm để đảm bảo.