Search
Thứ Sáu 22 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Những biểu hiện của bệnh đau thần kinh liên sườn là gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Đau thần kinh liên sườn là một hội chứng gặp phải do tổn thương các thần kinh liên sườn, thường liên quan đến các bệnh lý tủy sống, cột sống, xương sườn, thành ngực.

Những biểu hiện của bệnh đau thần kinh liên sườn là gì?
Những biểu hiện của bệnh đau thần kinh liên sườn là gì?

Nội dung bài viết

Nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh liên sườn là gì ?

Theo chuyên gia sức khỏe tại Cao đẳng Y Dược cho biết: Đau thần kinh liên sườn là bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên, cũng có những trường hợp không tìm thấy nguyên nhân nào gọi là đau thần kinh liên sườn nguyên phát.

Đau thần kinh liên sườn tiên phát có thể không tìm thấy nguyên nhân gây bệnh, hoặc do: lạnh, vận động sai tư thế hoặc quá tầm vận động

Đau thần kinh liên sườn thứ phát do các nguyên nhân sau:

  • Bệnh lý tổn thương đốt sống: thoái hóa cột sống, loãng xương, lao cột sống, cũng có thể do ung thư cột sống.
  • Do các bệnh lý gây tổn thương tủy sống như: U rễ thần kinh, u tủy, u ngoài tủy.
  • Chấn thương cột sống, gãy trật cột sống gây chèn ép dây thần kinh liên sườn.
  • Do nhiễm khuẩn, lao, thấp khớp, thường gặp nhất là Zona
  • Do bệnh lý cơ quan bên trong: Phổi, màng phổi, tim, gan, đái tháo đường hoặc nhiễm độc một số kim loại,…

Các biểu hiện của đau thần kinh liên sườn là gì?

Ngoài các triệu chứng chung như: Đau tức ngực, đau nhiều vùng mạn sườn, đau dọc theo đường đi của thần kinh. Tùy từng loại nguyên nhân mà bệnh nhân có các biểu hiện, triệu chứng riêng:

  • Đau thần kinh liên sườn do lạnh, do vận động sai tư thế: Thường có biểu hiện đau nhiều ở vùng cạnh sống, bả vai xuất hiện ở một hoặc hai bên, đau lan theo khoang liên sườn ra trước. Đau theo kiểu âm ỉ, tăng khi thở sâu, khi thay đổi tư thế, ho, hắt hơi,…da vùng đau không có biểu hiện tổn thương.
  • Đau thần kinh liên sườn do thoái hóa cột sống: thường gặp ở người cao tuổi, đau âm ỉ cột sống cả khi nghỉ và khi vận động, ấn cột sống thấy tức nhẹ và dễ chịu hơn.
  • Đau thần kinh liên sườn do Zona: Thường xuất hiện ở bệnh nhân đã từng bị bệnh thủy đậu.

Trong giai đoạn sớm

Thường có biểu hiện đau rát 1 bên mạng sườn, kèm biểu hiện đỏ da, mụn nước lan rộng theo đường đi của dây thần kinh liên sườn. Ngứa và đau như rát bỏng, có thể có sốt, mệt mỏi,…

Giai đoạn di chứng

Tổn thương đóng vảy khô, bong vảy để lại sẹo, thường đau rát tại vùng tổn thương, kéo dài nhiều tháng đau 1 bên mạng sườn.

  • Với các trường hợp đau dây thần kinh liên sườn do chấn thương cột sống phải có yếu tố chấn thương, sau khi ngã, tai nạn giao thông, vận động quá sức hoặc bị tác động với cường độ quá mạnh. Người bệnh có biểu hiện đau râm ran và liên tục ở xương sườn, đau nhiều vùng cột sống, lan ra phía trước mạn sườn.

Tùy từng nguyên nhân đau dây thần kinh liên sườn mà mức độ tiến triển của bệnh và liệu trình điều trị cũng khác nhau.

Năm 2019, hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Điều dưỡng gồm những gì ?
Năm 2019, hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Điều dưỡng gồm những gì ?

Đau thần kinh liên sườn có những biến chứng gì?

Đau thần kinh liên sườn làm cho người bệnh bị đau dai dẳng, tái đi tái lại, nhiều trường hợp đau rát nhiều khó chịu. Điều này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và năng suất làm việc của người bệnh. Người bị đau dây thần kinh liên sườn thường xuyên bị khó ngủ, mất ngủ, trí tuệ và tinh thần suy nhược, lâu ngày có thể dẫn đến trầm cảm, sức đề kháng giảm.

Điều trị đau dây thần kinh liên sườn như thế nào?

Thường ưu tiên điều trị nguyên nhân gây đau thần kinh liên sườn trước. Với đau thần kinh liên sườn nguyên phát: Điều trị bằng thuốc giảm đau, chủ yếu dùng thuốc giảm đau thần kịnh, các thuốc giãn cơ vân, thuốc bổ thần kinh (Chủ yếu là vitamin 3B) và an thần kinh là chính.

Đối với đau thần kinh liên sườn do Zona, điều trị tốt nhất trong vòng 48h khi có tổn thương da. Khi đã có di chứng thường khó điều trị, bệnh dai dẳng và hay tái phát.

Tuy nhiên điều trị bằng tây y chỉ giảm đau tức thời, bệnh hay tái phát lại gặp phải nhiều tác dụng phụ gây nên do thuốc như: ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đau dạ dày, hại chức năng gan, thận,…

Nguồn:  Bệnh chuyên khoa