Search
Thứ Sáu 29 Tháng Ba 2024
  • :
  • :

Nguyên nhân nào gây nên tình trạng bệnh lý glôcôm?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bệnh glôcôm, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa vẫn đang ngày một gia tăng trong cộng đồng. Vậy nguyên nhân nào gây nên bệnh lý này? Mọi người cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Nội dung bài viết

Bệnh glôcôm là gì?

Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, bệnh glôcôm thường được biết đến với nhiều tên gọi khác, như:

  • Cườm nước
  • Thiên đầu thống

Bệnh chủ yếu xảy ra khi các tế bào hạch võng mạc và dây thần kinh thị giác bị tổn thương bởi áp lực bên trong mắt (nhãn áp) tăng quá mức bình thường. Điều này gây cản trở quá trình truyền tải tín hiệu từ mắt đến não, ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực và thị trường. Theo thời gian, thị trường của người bệnh sẽ bị thu hẹp, thị lực của người bệnh sẽ giảm dần và dẫn đến mù lòa nếu không sớm được điều trị sớm và đúng cách.

Có nhiều cách phân loại bệnh glôcôm. Hiện nay, bệnh glôcôm được chia thành 3 nhóm chính theo cơ chế bệnh sinh:

  • Glôcôm nguyên phát bao gồm: glôcôm nguyên phát góc đóng; glôcôm nguyên phát góc mở
  • Glôcôm thứ phát bao gồm: glôcôm thứ phát góc đóng; glôcôm thứ phát góc mở; glôcôm thứ phát hỗn hợp
  • Glôcôm bẩm sinh bao gồm: glôcôm bẩm sinh nguyên phát; glôcôm thứ phát ở trẻ nhỏ; glôcôm trong các hội chứng bất thường bẩm sinh

Trong đó, glôcôm góc mở thường tiến triển âm thầm nên hầu hết bệnh nhân sẽ không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở giai đoạn sớm của bệnh

Nguyên nhân gây glôcôm là gì?

Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng cho biết những nguyên nhân gây nên bệnh glôcôm

  • Người trên 40 tuổi
  • Gia đình có người bị bệnh glôcôm
  • Bệnh lý nền (đái tháo đường, tăng huyết áp, các bệnh tim mạch, một số hội chứng bẩm sinh…)
  • Các vấn đề ở mắt (viễn thị, cận thị, sau chấn thương hoặc phẫu thuật ở mắt….)
  • Sử dụng thuốc steroid đường uống hoặc nhỏ mắt

Khám mắt định kì cho trẻ nhỏ

Làm sao để phát hiện sớm bệnh glôcôm?

Bác sĩ trang tin tức Bệnh chuyên khoa cho biết, cách tốt nhất và hiệu quả nhất để có thể sớm phát hiện các bệnh glôcôm là thường xuyên khám mắt định kỳ, cho dù bạn có hay không có các vấn đề về mắt. Điều này sẽ giúp phát hiện sớm bệnh và điều trị bệnh cườm nước kịp thời để tránh mất thị lực vĩnh viễn.

Nhìn chung, mỗi nhóm đối tượng sẽ có thời gian khám mắt định kỳ khác nhau, chẳng hạn như:

Trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ nên được kiểm tra thị lực thường xuyên hơn trong suốt quá trình trưởng thành. Đặc biệt, trẻ bị cận thị cần khám mắt mỗi năm 1 lần.

Người trong độ tuổi 18 – 40

Nếu không gặp vấn đề về thị lực, nhóm đối tượng này chỉ cần khám mắt định kỳ mỗi 1 – 2 năm. Ngược lại, nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh glôcôm (như có người thân mắc bệnh glôcôm), hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa khoảng 6 – 12 tháng/lần hoặc thường xuyên hơn.

Người từ 40 tuổi trở lên

Càng lớn tuổi, bạn càng dễ bị cườm nước. Vì vậy, hãy khám mắt mỗi 6 tháng – 1 năm/lần hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ để kịp thời phát hiện bệnh và sớm có biện pháp khắc phục hiệu quả.

Khám mắt định kỳ để phát hiện sớm bệnh glôcôm

Thực tế, có đến 50% trường hợp người bị glôcôm không biết bản thân đang mắc bệnh. Do đó, để phát hiện sớm tình trạng này cũng như giảm thiểu rủi ro mất thị lực do bệnh glôcôm, bạn nên:

  • Nắm rõ bệnh sử gia đình về các vấn đề liên quan đến thị lực.
  • Khám mắt định kỳ.

Ngoài ra, khi bạn cảm thấy có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, hãy nhanh chóng đến gặp bác sỹ để được khám và điều trị kịp thời. Tổn thương thị lực và thị trường trong bệnh glôcôm là không thể hồi phục nên việc trang bị kiến thức về bệnh glôcôm giúp bạn nhận biết sớm được bệnh cũng như hiểu được mức độ nghiêm trọng bệnh, từ đó tuân thủ điều trị tốt hơn.