Search
Thứ Năm 21 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Nếu đã chữa hen phế quản phải chữa từ căn nguyên sinh bệnh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Không nên để quá muộn mà hối hận,  kiểm soát nguyên nhân và nguy cơ dễ bị bệnh hen là mục tiêu vàng của điều trị, từ đó có thể giúp hầu hết người hen phế quản có cuộc sống tốt hơn.

Nếu đã chữa hen phế quản phải chữa từ căn nguyên sinh bệnh

Nếu đã chữa hen phế quản phải chữa từ căn nguyên sinh bệnh

Dấu hiệu nhận biết hen phế quản và những tác nhân làm cơn hen tái phát

Có rất nhiều tác nhân gây nên triệu chứng của bệnh hen phế quản và làm bệnh ngày một nặng thêm. Không phải tất cả người hen phế quản đều phản ứng cùng một tác nhân. Ngoài ra, sự ảnh hưởng của những tác nhân này lên phổi từng người bệnh cũng có sự khác biệt. Nói chung, độ nặng, nhẹ của các triệu chứng hen phế quản sẽ phụ thuộc vào việc có bao nhiêu tác nhân gây kích ứng cũng như phổi của bạn nhạy cảm như thế nào đối với chúng.

Trên thực tế, có tới ít nhất 13 yếu tố thường gặp có thể gây kích phát cơn hen ở bệnh nhân, gồm: Gắng sức, thay đổi thời tiết, viêm đường hô hấp, khói (khói thuốc lá, khói than), nhiễm lạnh, hóa chất, bụi nhà, bụi công nghiệp, tiếp xúc vật nuôi, cảm xúc, thuốc, thức ăn, liên quan thai nghén.

Năm 2019 Cao đẳng Điều dưỡng chính quy miễn giảm học phí 100%

Năm 2019 Cao đẳng Điều dưỡng chính quy miễn giảm học phí 100%

Căn nguyên gây nên hen phế quản là gì?

Theo Y học cổ truyền, căn nguyên của bệnh hen suyễn là do 3 tạng Tỳ, Phế, Thận bị suy yếu, không điều hòa gây nên bệnh cụ thể là:

Tạng Phế : Phế có công năng chủ xuất nhập khí. Phế rối loạn làm khí xuất nhập rối loạn gây nên khó thở. Cho nên trong bệnh hen phế quản, triệu chứng điển hình dễ thấy là khó thở, khó thở ra, khó thở có chu kỳ, cơn khó thở bùng phát khi gặp các yếu tố kích thích như gió, ẩm lạnh, bụi, mùi lạ, căng thẳng, mệt nhọc…

Tạng Tỳ : Có chức năng vận hóa, chuyển biến hóa thức ăn. Khi lo nghĩ quá nhiều làm rối loạn công năng của tỳ. Chức năng chuyển hóa thức ăn của tỳ bị rối loạn sẽ sinh đờm. Đờm dừng ở phế sẽ làm tắc nghẽn gây khó thở.

Tạng Thận : Chủ nạp khí. Công năng thận rối loạn dẫn tới cơ thể yếu từ lúc mới sinh; vì thế làm cho thận không nạp được khí nên khí ngược lên gây khó thở

Theo BS Nguyễn Văn Đoàn, bệnh hen rất nguy hiểm, tuy nhiên rất nhiều người vẫn chưa quân tâm đến nó. Họ thường cho là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng trên thực tế lại có. Bởi vì, chỉ sau vài phút không thở được bệnh nhân có thể tử vong.

Đối với hen mạn tính, việc nâng cao, phục hồi và điều hòa 3 tạng Tỳ – Phế – Thận sẽ giúp bệnh chuyển nhanh và không tái phát, nhờ vậy bệnh mới giải quyết tận gốc được.

Nguồn: Bệnh chuyên khoa