Nội dung bài viết
Bạn cảm thấy ngại tiếp xúc với mọi người vì lưỡi trắng kèm theo hôi miệng. Bạn đã bao giờ tìm hiểu nguyên nhân và cách trị lưỡi trắng là gì để bạn thoát khỏi tình trạng này chưa? Nếu chưa, bạn không nên bỏ qua bài viết này!
- Mất vị giác: nguyên nhân, chuẩn đoán và cách điều trị
- 10 nguyên nhân gây ung thư từ chính thói quen hằng ngày cần phải biết
- Hỏi đáp bệnh học: nguyên nhân vì sao miệng có vị ngọt?
Lưỡi trắng một biểu hiện chứ không phải là bệnh lý
Lưỡi trắng là bệnh gì?
Lưỡi trắng hay lưỡi có màu trắng là một biểu hiện chứ không phải là bệnh, mô tả bất kỳ khu vực nào của lưỡi có lớp phủ màu trắng xám bên trên khiến nhiều người lo lắng không biết là bệnh gì. Lưỡi trắng xảy ra khi bề mặt của lưỡi bị nhiễm màu trắng từ vi khuẩn, nấm hay các tế bào chết dính kẹt vào giữa các nốt đỏ của lưỡi (gai lưỡi) khi không được vệ sinh sạch sẽ hoặc bệnh nhân đang mắc một số bệnh lý khác.
Bạn hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh lưỡi trắng là gì để sớm nhận biết và tìm cách điều trị hiệu quả nhé!
Nguyên nhân gây lưỡi trắng là gì?
Bệnh lưỡi trắng xuất hiện có thể do một số nguyên nhân sau đây:
Vệ sinh răng miệng kém
Theo Bác sĩ Răng – Hàm – Mặt, Bác sĩ Dương Trường Giang hiện đang là Giảng viên Cao đẳng Y Dược cho biết: Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra lưỡi trắng là do vệ sinh răng miệng kém. Nếu răng miệng không được chăm sóc tốt sẽ dần xuất hiện những vết sưng nhỏ trên lưỡi gọi là nhú (papillae), chúng có thể bắt đầu sưng lên và bị viêm trong miệng. Những nhú này sẽ khiến cho lưỡi bắt đầu xuất hiện màu trắng khi có nhiều vi trùng, mảnh vụn, hạt thức ăn và tế bào chết bị mắc kẹt….
Các vấn đề về miệng và vệ sinh kém có thể dẫn đến lưỡi trắng:
- Mất nước
- Không làm sạch lưỡi
- Hút thuốc, nhai thuốc lá
- Tiêu thụ rượu thường xuyên
- Không đánh răng hoặc xỉa răng đúng cách
- Khô miệng do thở bằng miệng hoặc ngủ mở miệng
- Kích ứng từ các phần sắc nhọn bên trong miệng, chẳng hạn như răng, niềng răng hoặc răng giả…
Liken phẳng ở miệng
Liken phẳng ở miệng là một tình trạng viêm có thể ảnh hưởng đến miệng, làm xuất hiện các mảng da dày, trắng trong miệng và lưỡi. Những mảng trắng này có thể xuất hiện cùng với các triệu chứng khác, bao gồm loét hoặc đau má và nướu.
Một số hình ảnh lưỡi trắng do bệnh bạch sản, giang mai, liken phẳng… gây ra
Bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường hệ miễn dịch suy yếu sẽ thường gặp phải sự tấn công của các vi khuẩn nấm men bên trong miệng điển hình là nấm Cadida, tạo nên các lớp phủ màu trắng trên lưỡi.
Bệnh bạch cầu
Bệnh bạch cầu (Leukoplakia) có thể gây ra các mảng trắng dày hình thành trên lưỡi và miệng. Bệnh bạch cầu thường do các chất kích thích như thuốc lá và rượu gây ra, nhưng cũng có thể là do tình trạng viêm và kích ứng từ răng giả.
Các mảng trắng do bệnh bạch cầu gây ra thường vô hại. Các trường hợp hiếm gặp có thể làm xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng, vì vậy bác sĩ phải luôn theo dõi và điều trị bệnh bạch cầu kỹ lưỡng.
Bệnh giang mai
Bệnh giang mai nếu không được điều trị lâu ngày có thể tạo ra các mảng trắng ở lưỡi và thường được gọi là bạch sản giang mai. Một số trường hợp hiếm gặp và nghiêm trọng gây ra triệu chứng lưỡi trắng bao gồm ung thư miệng, lưỡi hoặc rối loạn viêm mãn tính.
Bệnh bạch sản
Bạch sản là tình trạng bệnh lý gây ra các mảng trắng trong miệng, thỉnh thoảng xảy ra ở lưỡi. Các mảng trắng này thường không gây đau và không thể cạo tróc. Sử dụng quá mức thức uống có cồn (như rượu, bia) cũng như hút thuốc lá cũng khiến cho bạch sản.
Nấm miệng
Lưỡi trắng có thể do nấm miệng gây ra. Khi nhiễm nấm miệng các loại vi trùng do nấm miệng gây ra có thể gây bỏng rát lưỡi cũng như gây ra các mảng trắng đau rát trên lưỡi.
Lưỡi trắng là biểu hiện của bệnh gì?
Như đã cập nhật phía trên thì lưỡi trắng không phải là một bệnh lý mà là một triệu chứng cảnh báo về một số bệnh lý nào đó mà bạn có thể đang mắc phải như: bệnh tiểu đường, bệnh giang mai, bệnh nấm miệng, bệnh bạch sản, bệnh liken phẳng miệng hay do vệ sinh vùng miệng, lưỡi không sạch sẽ.
Tuy nhiên, lưỡi trắng cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh liên quan tới các bộ phận trong cơ thể, tùy vào từng vị trí của lưỡi mà lưỡi bị trắng cũng có những biểu hiện bệnh khác nhau.
- Mặt trước và đầu lưỡi: Nếu lưỡi bị trắng ở phần này là triệu chứng của bệnh liên quan đến hệ hô hấp.
- Phần giữa của lưỡi: Gan ở phía bên trái, tuyến tụy ở bên phải và dạ dày ở giữa.
- Phần dưới cùng của lưỡi: Một bên cạnh tương ứng với thận, ở giữa giữa là ruột. Những dấu hiệu này là triệu chứng của đau dạ dày, viêm, loét dạ dày hoặc loét tá tràng, đặc biệt nếu mảng bám có màu xám.
Ngoài ra, sự hình thành mảng bám trên lưới còn là dấu hiệu cảnh báo hệ miễn dịch bị suy giảm. Vì thế, nếu lưỡi có mảng bám kiểm tra vị trí để xác định tình trạng sức khỏe.
Để loại bỏ được bệnh lưỡi trắng cần vệ sinh răng miệng đúng cách
Cách điều trị lưỡi trắng
Chia sẻ với Bệnh chuyên khoa, Bác sĩ Giang còn cho biết: Thông thường triệu chứng lưỡi trắng có thể không cần phải điều trị và tự động biến mất. Bạn có thể loại bỏ lớp phủ màu trắng khỏi lưỡi bằng cách nhẹ nhàng chải bằng bàn chải đánh răng mềm hoặc sử dụng dụng cụ cạo lưỡi. Thói quen uống nhiều nước cũng có thể giúp loại bỏ vi khuẩn và mảnh vụn ra khỏi miệng của bạn.
Tuy nhiên, vì không biết rõ lưỡi trắng là do bản thân vệ sinh không sạch sẽ hay đang mắc phải những bệnh lý nào. Vì vậy, khi thấy lưỡi có màu trắng bạn nên đến cơ sở y tế để được các bác sĩ khám, chẩn đoán và làm các xét nghiệm (nếu cần thiết) nhằm phát hiện ra nguyên nhân cũng như các bệnh lý mà người bệnh đang mắc phải. Đồng thời đưa ra một số lời khuyên giúp khỏi lưỡi trắng như: súc miệng bằng nước muối, chà lưỡi, khử trùng miệng, … nhằm giúp sạch mảng trắng trên lưỡi.
Sức khỏe răng miệng đóng vai trò vô cùng quan trọng, vì thế bạn hãy luôn dành thời gian vệ sinh 2 lần/ngày và thăm khám nha sĩ định kỳ nhé! Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ những nguyên nhân gây lưỡi trắng để có cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả.
Nguồn: benhchuyenkhoa.edu.vn tổng hợp