Search
Thứ Sáu 13 Tháng Chín 2024
  • :
  • :

Huyết áp thấp có gây ra tai biến mạch máu não?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Nội dung bài viết

Đa số nhiều người nghĩ rằng chỉ có tăng huyết áp mới gây ra tai biến mạch máu não. Nhưng thật ra huyết áp thấp cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh tai biến mạch máu não.

Có nhiều nguyên nhân gây ra huyết áp thấp như chế độ dinh dưỡng, người có bệnh mạn tính, bị suy giảm các chức năng, cũng có thể do yếu tố di truyền và nhiều nguyên nhân hiện chưa được biết đến.

Những người có hiện tượng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt thường chủ quan, cho rằng do thay đổi thời tiết, do gặp lạnh, áp lực công việc, stress… Tuy nhiên, đây là những triệu chứng đặc trưng của bệnh huyết áp thấp mà một số người thường bỏ qua.

Huyết áp thấp là gì?

Với người bình thường, trị số huyết áp thường là 120/80mmHg (đây là trị số giữa huyết áp tâm thu/tâm trương). Nếu trị số huyết áp dưới 100/60mmHg được cho là mắc bệnh huyết áp thấp. Nếu một người khỏe mạnh bình thường đo huyết áp thấp thường không có triệu chứng gì và không cần điều trị bởi nó không phải là bệnh. Tuy nhiên, nếu được bác sĩ chuyên khoa xác định mắc bệnh huyết áp thấp, người bệnh cần được theo dõi và điều trị. Đối với những người già, người có bệnh mạn tính nếu đo huyết áp ở mức thấp nên được quan tâm điều trị, bởi điều này có thể gây nguy hiểm do máu không đến đủ tim, não hoặc các bộ phận khác trong cơ thể.

Làm việc dưới trời nắng nóng dễ bị kiệt sức hoặc hạ huyết áp đột ngột dẫn đến đột qụy.

Nguy hiểm nhất trong bệnh huyết áp thấp là khi huyết áp giảm đột ngột, não bị thiếu một nguồn cung cấp máu sẽ dẫn đến chóng mặt, đầu óc lâng lâng. Khi thay đổi tư thế từ nằm hoặc ngồi sang đứng, huyết áp thay đổi, đây là một loại huyết áp thấp thường được biết đến là hạ huyết áp tư thế. Hay huyết áp thấp do trung gian, đó là khi một người phải đứng quá lâu dẫn đến hạ huyết áp. Theo ước tính, có khoảng 10-20% những người từ 65 tuổi trở lên bị bệnh huyết áp tư thế. Đó là do sự hư hại của hệ tim mạch, hệ thần kinh chịu trách nhiệm giúp cơ thể thích ứng với những sự thay đổi đột ngột.

Ngoài ra, huyết áp thấp thường xuất hiện khi người bệnh bị tiêu chảy, xuất huyết tiêu hóa, rong kinh, rối loạn tiền mãn kinh. Biểu hiện càng rõ ràng khi thay đổi tư thế đột ngột.

huyet-ap-thap1

Những ai dễ bị huyết áp thấp?

Phụ nữ mang thai. Người mắc bệnh nội tiết như suy tuyến giáp, bệnh tiểu đường. Do thuốc, một số loại thuốc gây hạ huyết áp như thuốc trị bệnh cao huyết áp, trầm cảm hoặc bệnh Parkinson. Do rối loạn nhịp tim. Kiệt sức vì nóng hoặc đột quỵ do nắng nóng gây hạ huyết áp. Người mắc bệnh gan.

Hậu quả do huyết áp thấp

Huyết áp thấp cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng không kém gì tăng huyết áp. Thông thường, người dân thường chủ quan và chưa có hiểu biết đúng về căn bệnh huyết áp thấp. Nhiều người nghĩ rằng, những triệu chứng này là do ăn uống không tốt, thể trạng yếu… mà không coi đó là bệnh và chỉ cần nghỉ ngơi sẽ khỏi. Nguy hiểm nhất trong bệnh  huyết áp thấp là liên quan đến tim mạch thì lại ít người biết đến như các bệnh nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực… Nếu bị tụt huyết áp nhiều lần sẽ làm cho các cơ quan trong cơ thể nhanh bị suy yếu, do chất dinh dưỡng và oxy không thể đến được các bộ phận đó gây tổn thương. Nặng nhất với các trường hợp tụt huyết áp có thể gây sốc, nhất là với những người khi đang làm công việc ở ngoài trời nắng, trên cao hoặc đang lái xe… sẽ nguy hiểm tới tính mạng.

Nếu người bệnh chủ quan, để tình trạng huyết áp thấp kéo dài thì có thể dẫn đến tai biến mạch máu não, tỷ lệ này chiếm khoảng 10-15%. Hiện nay, sự hiểu biết của bệnh nhân về huyết áp thấp còn rất ít. Các nghiên cứu cho thấy, hơn 70% bệnh nhân không biết mình bị huyết áp thấp, hơn 80% bệnh nhân bỏ qua những triệu chứng của bệnh.

Phòng ngừa thế nào?

Huyết áp thấp sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh nhưng không phải ai cũng nhận thức được vấn đề này để có những biện pháp dự phòng và điều trị dứt điểm. Người bệnh cần ăn nhiều bữa trong ngày (từ 4-5 bữa) với các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa giúp tăng huyết áp. Uống thêm cà phê, nước chè xanh đặc với bánh quy hay 1-2 miếng bánh mỳ với bơ hoặc pho mát cũng rất có lợi cho việc nâng huyết áp và sức khỏe. Hạn chế rượu, bia, đồ uống có cồn, mướp đắng, lòng trắng trứng gà, nước cam, khoai lang tím, tảo biển, ớt, quả kiwi… là những thực phẩm gây hạ huyết áp. Theo lời khuyên của bác sĩ, người bệnh không nên chủ quan, coi thường các dấu hiệu bất thường của sức khỏe để tránh những hậu quả đáng tiếc do huyết áp thấp gây ra. Ngay khi bị hoa mắt, chóng mặt, choáng váng…, bạn hãy đến các cơ sở y tế để kiểm tra kịp thời.

Bệnh chuyên khoa tư vấn cách phòng bệnh.

Để phòng ngừa tai biến khi bị huyết áp thấp, người bệnh không nên thức khuya, giữ ấm khi ngủ, không ra ngoài trời nắng gắt, muốn thay đổi tư thế cần vận động từng bước một, không trèo cao, duy trì vận động nhẹ nhàng vừa phải như đi bộ, khi ngủ cần gối thấp. Đặc biệt, người từ 50 tuổi trở lên cần theo dõi huyết áp thường xuyên bởi họ rất dễ có nguy cơ chuyển từ huyết áp thấp thành tăng huyết áp.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn