Nội dung bài viết
Viêm màng não mủ được biết đến là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm với nhiều biến chứng để lại và có thể gây tử vong với tỷ lệ rất cao cho bệnh nhân.
- Tình trạng tăng huyết áp và bệnh tim mạch ở người cao tuổi
- Cùng tìm hiểu về các nguyên nhân, triệu chứng của bệnh ngoại tâm thu
- Cảnh báo nguyên nhân gây bệnh suy tim ở người già
Hỏi đáp xung quanh về bệnh viêm màng não mủ
Câu hỏi: Nguyên nhân gây viêm màng não tủy là gì?
Theo các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học cho biết viêm màng não mủ còn được gọi là viêm màng não nhiễm khuẩn là hiện tượng các màng bao bọc quanh hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống) bị viêm. Theo đó có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm màng não mủ, cụ thể như:
- Do vi khuẩn khu trú ở trong khoang dịch não tủy gây ra
- Ngoài nguyên nhân trên viêm não tủy còn do virus, do hóa chất hoặc do xâm nhập của các tế bào ung thư…
Câu hỏi: Biểu hiện của viêm màng não mủ là gì?
Các giảng viên Trường cao đẳng Y dược Pasteur cho biết viêm màng não mủ xuất hiện với nhiều biểu hiện đa dạng khác nhau. Cụ thể :
- Bệnh nhân Sốt cao liên tục, gai rét, nhức đầu, đâu mỏi cơ khớp… Khi có nhiễm khuẩn huyết thường có sốt cao dao động, có nhiều cơn rét run trong ngày, gan và lách to v.v… Một số trường hợp có thể có sốc nội độc tố, truỵ mạch, huyết áp tụt, đái ít…
- Nhức đầu dữ dội, nôn dễ dàng. Trẻ em thường nôn, bỏ bú, ngủ gà, quấy khóc, thở không đều, da tím tái, hay có co giật…
- Cứng gáy xu hướng sợ ánh sáng và tiếng động, thóp phồng- Có những biểu hiện tăng áp lực nội sọ.
- Dịch não tuỷ điển hình của VMN mủ là nước đục mủ ở nhiều mức độ khác nhau (lờ đục, đục mủ, mủ đặc…); Protein tăng cao (1-2 g/lít); Glucoza giảm thấp, đôi khi chỉ còn vết; tế bào tăng (thờng ở mức hàng nghìn tế bào/mm3), trong công thức tế bào đa số hoặc hầu hết là bạch cầu đa nhân, có nhiều tế bào thoái hoá, tế bào mủ. Những trường hợp không điển hình, dịch não tuỷ có thể trong, có máu hoặc màu vàng chanh…
Viêm màng não mủ có thể để lại nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm
Câu hỏi: Viêm màng não tủy có thể dẫn đến những biến chứng gì?
Viêm màng não tủy là căn bệnh chuyên khoa vô cùng nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng như :
- Tổn thương dây thần kinh sọ não: trong VMN mủ có thể tổn thương các dây thần kinh sọ não như dây II, III, IV, VI, VII, VIII…
- áp xe não, áp xe dưới màng cứng, ổ tụ mủ dọc huyết quản, viêm tắc tĩnh mạch, viêm quanh mạch máu não…
- Tắc nghẽn dịch não tuỷ và dày dính màng não gây cản trở lưu thông dịch não tuỷ, hội chứng não nước.
- Ngoài ra còn các biến chứng ngoài hệ thần kinh, tuỳ theo căn nguyên vi khuẩn gây ra như sốc độc tố, xuất huyết phủ tạng (gặp trong nhiễm khuẩn huyết, VMN do màng não cầu), viêm khớp, viêm nội tâm mạc, viêm ngoại tâm mạc, viêm thận, viêm phổi
Theo đó, Viêm màng não tuy khi chẩn đoán và điều trị muộn có thể gặp các di chứng sau:
- Lác, điếc, câm, mù, hội chứng não nước…
- Tổn thương thần kinh khu trú gây liệt (liệt 1 chi, liệt nửa ngời, liệt hai chi dưới, tổn thương dây thần kinh sọ não…)
- Giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần…
- Động kinh.
Đặc biệt nguy cơ tử vong bởi viêm màng não tủy rất cao do suy hô hấp, phù não nặng, sốc không hồi phục…hoặc do biến chứng nhiễm khuẩn nặng ở não và ngoài não (áp xe não, viêm phổi, viêm thận, loét rộng và suy kiệt, trạng thái mất não kéo dài dẫn đến suy não…)
Hướng điều trị bệnh viêm màng não
Câu hỏi: Hướng điều trị khi bị viêm màng não
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị viêm màng não mủ, cụ thể như:
Điều trị đặc hiệu
Điều trị bằng kháng sinh nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Điều trị này thường tiến hành ngay sau khi chọc dịch não tủy nếu nghi ngờ viêm nàng não mủ. Đôi khi tình trạng bệnh nhân chưa cho phép chọc dịch não tủy thì việc điều trị bằng kháng sinh vẫn có thể tiến hành. Kháng sinh ban đầu khi chưa có xét nghiệm kháng sinh đồ thường được chọn dựa vào tần suất gây bệnh của các loại vi khuẩn, khả năng thấm qua hàng rào mạch máu – não, ít gây các tác dụng không mong muốn (hay tác dụng phụ). Kháng sinh ban đầu cho trẻ lớn thường chọn là một cephalosporin thế hệ thứ ba như Cefotaxime (Claforan) với liều từ 200–300 mg/Kg/ngày tiêm vào tĩnh mạch 3 đến 4 lần, hay một ceftriaxon (như Rocephine, Megion) liều 100–150 mg/Kg/ngày tiêm vào tĩnh mạch chia hai lần. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không bao giờ được dùng cephalosporin thế hệ thứ ba đơn độc mà thường kết hợp thêm ampicillin và/hoặc gentamycin. Sau khi có kết quả kháng sinh đồ thì điều trị theo kháng sinh đồ. Điều trị thường kéo dài từ 10 ngày đến 3 tuần tùy theo loại vi khuẩn.
Điều trị triệu chứng
– Chống phù não: Bằng dung dịch manitol 15-20% truyền tĩnh mạch nhanh hoặc magie sulfat…
– An thần, chống co giật bằng diazepam, phenobarbital…
– Chống sốc và truỵ tim mạch bằng truyền dịch, ouabain… Khi có sốc nội độc tố (hay gặp trong VMN và nhiễm khuẩn huyết do màng não cầu) cần dùng Corticoid (prednisolon, dexamethazol) liều cao, ngắn ngày truyền tĩnh mạch, isuprel…
– Chống suy thở: Đặt bệnh nhân nằm tư thế dẫn lưu, hút đờm rãi, thở oxy…
– Khi sốt cao, nhất là đối với trẻ em cần đề phòng sốt cao co giật, nên cho hạ sốt bằng đắp khăn mát, cởi bớt quần áo, thoáng gió… Khi cần, có thể hạ sốt bằng paracetamol và kết hợp với các thuốc an thần.
Câu hỏi: Vậy làm gì để phòng ngừa viêm màng não mủ?
Vì là một căn bệnh nguy hiểm nên ai trong chúng ta cũng cần sớm có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời. Theo đó bạn có thể phòng ngừa bằng cách: Phát hiện và điều trị sớm các nhiễm trùng tai – mũi – họng, hô hấp. Chăm sóc răng miệng, điều trị các bệnh nha khoa. Tiêm chủng: Hiện nay trên thị trường có vaccine phòng Hemophilus influenzae và phế cầu. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam thì vaccine phòng Hemophilus influenzae là giải pháp thích hợp và hiệu quả hơn. Cải thiện môi trường sống, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
Những thông tin y tế sẽ tiếp tục được chúng tôi cập nhật và đăng tải thường xuyên. Nếu quan tâm độc giả có thể gửi thêm nhiều câu hỏi về cho các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.
Nguồn: benhchuyenkhoa.edu.vn