Search
Thứ Sáu 22 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Bệnh giang mai bẩm sinh và lời khuyên từ chuyên gia

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Nội dung bài viết

Giang mai là một bệnh dễ lây nhiễm và cũng gây những biến chứng ở trẻ sơ sinh. Nếu có dấu hiệu của giang mai cần điều trị trước khi có con, tránh ảnh hưởng đến thai nhi sau này.

Bệnh Giang mai bẩm sinh nên được phát hiện sớm

Giang mai là một trong những bệnh chuyên khoa lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên. Nhưng giang mai bẩm sinh lại một hình thức lây truyền từ mẹ sang con qua đường mang thai rất nguy hiểm.

Bệnh giang mai được biết đến như thế nào?

Bệnh giang mai là một loại bệnh thường gặp lây truyền qua con đường tình dục do xoắn khuẩn.Treponema pallidum(xoắn khuẩn giang mai) gây ra. Con đường lây truyền của bệnh giang mai hầu như là qua đường tình dục.

– Bệnh gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, đứng thứ hai sau Bệnh AIDS và xếp thứ hai trong các Bệnh xã hội cần phải phòng tránh cấp bách.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh giang mai bẩm sinh ?

Nguyên nhân nào gây ra  bệnh giang mai bẩm sinh ?

Theo nghiên cứu từ chuyên gia từ Cao đẳng Dược quận Đống Đa Hà Nội, thì “giang mai bẩm sinh” được di truyền từ mẹ sang con: Bệnh giang mai bẩm sinh gây ra bởi vi trùng Triponema Paleum một loại vi trùng hình xoắn ốc. Vi trùng xâm nhập vào cơ thể qua các màng dịch nhầy của lớp da mỏng và đỏ ở bộ phận sinh dục, ở miệng hoặc ở hậu môn người mẹ. Người mẹ bị bệnh giang mai sẽ lây truyền bệnh sang thai nhi qua nhau thai

Hướng điều trị giang mai bẩm sinh

Thông thường khi người mẹ mang thai bị giang mai sẽ được điều trị đặc hiệu . Và khi sinh ra, trẻ sẽ được điều trị giang mai bẩm sinh từ bé tới lớn.

–  Nếu trẻ sinh ra: Xét nghiệm phản ứng RPR trong huyết thanh là dương tính(+), khuyến cáo mỗi tháng nên khám lại 1 lần, sau 8 tháng, nếu kết quả là âm tính, và không có biểu hiện giang mai bẩm sinh, có thể dừng quan sát.

– Nếu phản ứng RPR trong huyết thanh là âm tính (-), khuyến cáo sau 1 tháng , 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng khám lại một lần. Nếu kết quả là dương tính, và không có biểu hiện của giang mai bẩm sinh, có thể loại trừ mắc căn bệnh giang mai.

Dự phòng bệnh giang mai bẩm sinh

Theo trưởng khoa truyền nhiễm Cao đẳng Y Dược Hà Nội: Để phòng chống bệnh giang mai bẩm sinh chúng ta cần phải phát hiện kịp thời và điều trị cho người mẹ trong thời kỳ có mang. Cần làm phản ứng huyết thanh một cách có hệ thống cho tất cả phụ nữ có thai. Bệnh giang mai càng chữa trị sớm càng nhanh khỏi và dường như không để lại biến chứng.

Giang mai là một bệnh dễ lây nhiễm và cũng gây những biến chứng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy các bà mẹ nếu có dấu hiệu của bệnh giang mai cần điều trị trước khi có con để tránh ảnh hưởng đến thai nhi sau này.

Nguồn: Cao đẳng Dược Hà Nội