Search
Thứ Sáu 29 Tháng Ba 2024
  • :
  • :

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm amidan mãn tính

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bệnh nhân viêm amidan thường nhầm viêm amidan cấp, mãn tính và tái pháp cấp, vì vậy dưới đây là những biểu hiện nhận biết rõ hơn về bệnh này.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm amidan mãn tính

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm amidan mãn tính

Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân viêm amidan mãn tính

Để nhận biết bệnh viêm amidan qua từng giai đoạn thì người bệnh có thể nhận biết các biểu hiện bệnh viêm amidan như sau:

Người bệnh sẽ cảm thấy đau họng, rát họng, có thể kèm theo biểu hiện sốt hoặc không sốt.

  • Người sẽ có cảm giác ngây ngấy sốt, cổ có đờm nhưng rất khó để khạc nhổ hoặc nuốt xuống.
  • Một số người bị viêm amidan còn có hơi thở hôi, thỉnh thoảng ho hoặc hắt hơi khạc ra những hạt nhỏ trắng đục, vàng
  • Hơi thở hôi
  • Hay sốt vặt, ngây ngấy sốt lúc chiều, thể trạng cơ thể yếu.
  • Thường ho khan từng cơn (nhiều nhất vào sáng khi ngủ dậy), đau rát họng và nuốt khó.
  • Amidan xơ chìm: Quan sát sẽ thấy hai amidan nhỏ, nhưng bề mặt lại gồ ghề, lỗ chỗ, chằng chịt những xơ trắng. Ngoài ra thì trụ trước, trụ sau dày và đỏ sẫm, khi ấn vào amidan có thể thấy mủ chảy ra từ các hốc.
  • Amidan sưng to, niêm mạc đỏ nhẹ, trụ trước đỏ sẫm; trong các hốc có thể thấy mủ trắng.

Những bài thuốc dùng để uống khi bị viêm amidan mãn tính rất hiệu quả

Những bài thuốc dùng để uống khi bị viêm amidan mãn tính rất hiệu quả

Trong YHCT viêm amidan mãn tính có những bài thuốc uống như nào?

Trong Y học cổ truyền gọi viêm amidan mạn tính là hư hỏa nhũ nga. Bệnh kéo dài dai dẳng. Biểu hiện thường thấy là chỗ viêm sưng to, lỗ rỗ, miệng khô họng đau, hơi thở hôi, sốt nhẹ, ho khan, người mệt mỏi, tay chân đau mỏi, tiểu tiện vàng ít, mạch hư nhược.

Theo đông y, nguyên nhân chủ yếu do phế vị âm hư, tân dịch không đầy đủ, hư hỏa viêm lên trên gây bệnh. Phép trị là dưỡng âm, thanh phế, hoạt huyết, tiêu viêm. Sau đây là một số bài thuốc trị viêm amidan mạn tính.

Bài 1: sa sâm 12g, mạch môn 12g, huyền sâm 16g, xạ can 8g, tang bạch bì 12g, cát cánh 6g, thăng ma 6g, ngưu tất 12g. Sắc uống, ngày 1 thang

Bài 2: sinh địa 16g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g, trạch tả 8g, đan bì 8g, phục linh 8g, huyền sâm 12g, xạ can 6g, tri mẫu 8g, thiên hoa phấn 10g, địa cốt bì 8g, ngưu tất 12g. Sắc uống, ngày 1 thang.

Bài 3: liên kiều 8g, hoàng kỳ  24g, bạch truật 12g, sài hồ 12g, thăng ma 12g, trần bì  8g, đương quy 10g, đảng sâm 16g, hạnh nhân 10g, hoàng cầm 10g, kim ngân hoa 10g, cam thảo 8g. Sắc uống, ngày 1 thang.

Bài 4: Ích khí thanh kim thang gia giảm: sa sâm 12g, mạch môn 12g, huyền sâm 12g, xạ can 8g, tang bạch bì 12g. Sắc uống. Nếu miệng hôi, thêm thạch hộc 12g, tri mẫu 12g; ho khan, thêm hạnh nhân 8g, bối mẫu 8g.

Bài 5: Dưỡng âm thanh phế gia giảm: sinh địa 20g, mạch môn 8g, huyền sâm 12g, bạch thược 12g, đan bì 12g, bối mẫu 8g, cam thảo 4g, bạc hà (cho sau) 4g, thiên hoa phấn 8g, địa cốt bì 8g. Sắc uống, ngày 1 thang.

Thuốc dùng tại chỗ: Súc miệng thường xuyên bằng nước muối loãng.

Nguồn: Bệnh chuyên khoa