Search
Thứ Sáu 29 Tháng Ba 2024
  • :
  • :

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết sớm bệnh tự kỷ ở trẻ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bệnh tự kỷ ở trẻ những năm gần đây ngày càng có xu hướng gia tăng khiến cho các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Do đó cha mẹ cần phải hết sức lưu ý tới những biểu hiện của trẻ bị tự kỷ.

Ngày càng có nhiều trẻ bị tự kỷ

Ngày càng có nhiều trẻ bị tự kỷ

Theo thống kê từ chuyên mục giáo dục trẻ em Việt Nam cho biết cứ khoảng 10.000 trẻ thì có 1-5 trẻ mắc bệnh tự kỷ, tỷ lệ bé trai mắc bệnh cao gấp 3-4 lần so với bé gái. Những dấu hiệu ban đầu của trẻ thường rất khó phát hiện, trẻ vẫn có vẻ ngoài dễ thương hiền lành, thậm chí là quá hiền, ăn uống và ngủ tốt, phát triển vận động tốt. Chỉ đến khi bệnh tiến triển nặng thì cha mẹ mới nhận ra, khiến cho việc điều trị bệnh trở lên khó khăn hơn rất nhiều.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tự kỷ

Trẻ bị tự kỷ thường có dấu hiệu giữ nguyên tư thế ngồi, bò và đi trong một khoảng thời gian dài cho đến khi có sự can thiệp từ người khác. Hoặc chậm nói hoặc phản ứng chậm với những tương tác khác, biểu hiện cảm xúc thường thờ ơ và vẻ mặt không biểu cảm. Đó là những dấu hiệu bệnh tự kỷ có thể phát hiện từ khi bé dưới 1 tuổi.

Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là tất cả, một số dấu hiệu khác của căn bệnh thường gặp này đó là:

  • Trẻ không nói được từ nào khi 16 tháng tuổi, không nói được câu nào gồm 2 từ khi 24 tháng tuổi
  • Trẻ đã có một số kỹ năng ngôn ngữ vào độ tuổi nào đó (14-16 tháng) nhưng sau đó tự nhiên mất hẳn, thường là sau khi trải qua một sự kiện như ngã ở nhà trẻ, lên sởi, nằm viện…
  • Không hứng thú với những đồ chơi, trò chơi hay hoạt động nào đó, thậm chí là kết bạn với những trẻ khác
  • Không nhìn ai hay chú ý vào ai, thường chỉ nhìn lâu vào các vật có các động tác đơn điệu, chẳng hạn chiếc quạt đang quay, bánh xe đang chạy.
  • Không trả lời, không ngoảnh lại khi nghe gọi tên.
  • Rất ít hoặc không có tiếp xúc mắt.
  • Không có động tác giơ tay ra đòi bế ẵm.
  • Có các động tác cơ thể lặp đi lặp lại, chẳng hạn như đập đập tay, lắc lư thân thể.
  • Khi giận dữ hoặc không đồng ý điều gì đấy thì hét lên (tiếng kêu chói tai), bứt tóc, đập chân tay xuống sàn nhà, đập đầu vào tường.
  • Không thích người khác động chạm vào người.
  • Ưa thích sự ổn định trật tự, thường chống đối rất mạnh mẽ việc thay đổi những gì đã quen thuộc.
  • Cực kỳ nhạy cảm đối với một số âm thanh và mùi vị.

Theo các y sĩ y học cổ truyền khuyến cáo, nếu thấy trẻ xuất hiện những biểu hiện lạ thường như trên, phụ huynh nên cho trẻ kiểm tra hoạt động thần kinh, não và gặp các nhà chuyên môn về tâm lý để sớm được chữa trị, đánh giá chính xác tình trạng trẻ đang gặp phải. Việc phát hiện sớm trẻ tử kỷ có ý nghĩa vô cùng to lớn tới việc giúp trẻ có thể hòa nhập được với cộng đồng.

Biện pháp can thiệp kịp thời

Nếu trẻ được xác định bị tự kỷ, trước hết cha mẹ cần phải chấp nhận sự thật, kiên trì, dành sự yêu thương để cùng con vượt qua nỗi đau tự kỷ. Mẹ có thể áp dụng một số biện pháp can thiệp kịp thời như:

Biện pháp can thiệp bệnh tự kỷ cho trẻ

Biện pháp can thiệp bệnh tự kỷ cho trẻ

  • Trị liệu hành vi, dạy ngôn ngữ và giao tiếp, trị liệu tâm vận động và điều hoà cảm giác, tự phục vụ, chơi tương tác, kỹ năng xã hội, tư vấn gia đình.
  • Các kỹ năng cơ bản dạy trẻ: chú ý bằng nhìn, lắng nghe, bắt chước, giao tiếp bằng cử chỉ (chào, ạ, xin, bye, bắt tay, hoan hô,…), chơi phù hợp, hiểu lời, kỹ năng phát âm, chơi và dạy trẻ mọi lúc mọi mọi lúc, mọi nơi. Ít nhất 3 giờ/ngày.
  • Gọi tên trẻ, nhìn mắt, nhìn theo tay chỉ, gây sự chú ý của trẻ, tạo nhu cầu cho trẻ, bắt chước các động tác môi miệng, nét mặt, tiếng kêu con vật, đồ vật, từ đơn giản.
  • Giao tiếp bằng tranh để đổi lấy thứ trẻ cần (PECS).
  • Sai việc đơn giản, thực hiện mệnh lệnh, cho trẻ tự xúc ăn, cầm cốc uống nước, đi vệ sinh, mặc quần áo, giày dép.
  • Vận động tinh: xếp, ghép, vẽ tô, xâu, cắm, xé, cắt dán,…
  • Vận động thô: đi bộ, bò, lăn, nhảy, trượt, thể dục, đạp xe, lăn bóng, …
  • Kích thích cảm giác khác nhau vào da, cơ, khớp: mát xa, chải, xoa bóp, ép khớp…
  • Khuyến khích, động viên trẻ chơi cùng trẻ khác, mẹ có thể cho trẻ tới những lớp giành cho trẻ bị tự kỷ để được học tập và tiếp xúc với môi trường năng động hơn.

Việc áp dụng những biện pháp can thiệp kịp thời cùng với chế độ chăm sóc đặc biệt sẽ giúp trẻ tử kỷ có thể phát triển được phần nào cuộc sống không lệ thuộc vào sự chăm sóc của người khác, giảm bớt đáng kể gánh nặng cuộc sống, tâm lý cho cha mẹ và chính bản thân trẻ.

Nguồn: benhchuyenkhoa.edu.vn