Search
Chủ Nhật 24 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Danh sách các bệnh mãn tính thường gặp gây nguy hiểm

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (9 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bệnh mạn tính là một trong những bệnh nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh, hãy điểm mặt danh sách các bệnh mãn tính thường gặp để có thể cách phòng ngừa và điều trị.

Danh sách các bệnh mãn tính thường gặp gây nguy hiểm

Danh sách các bệnh mãn tính thường gặp gây nguy hiểm

Xu hướng bệnh tật tại Việt Nam có nhiều biến đổi, nếu như các bệnh cấp tính lây nhiễm như sốt rét, nhiễm khuẩn,…là các loại bệnh thường gặp thì bây giờ các bệnh không lây nhiễm như suy giảm chức năng gan đái tháo đường, bệnh tim mạch, ung thư xuất hiện ngày càng nhiều khiến không chỉ sức khỏe người bệnh suy giảm mà còn ảnh hưởng đến nguồn tài chính của cá nhân cũng như công đồng. Vậy các bệnh mạn tính thường gặp là loại nào? Hãy cùng chuyên trang Bệnh chuyên khoa điểm danh các bệnh mãn tính thường gặp để có cách phòng ngừa và nhanh chóng điều trị hiệu quả.

Nội dung bài viết

Bệnh mạn tính là gì?

Theo thông tin từ giảng viên Y sĩ đa khoa cung cấp, bệnh mạn tính là một trong những bệnh tiến triển trong một thời gian dài mà không thể phòng ngừa bằng vắc xin hay không thể chữa khỏi hoàn toàn và cũng không tự biến mất.Tuy nhiên, đây là những bệnh không lây nhiễm, không do vi rút, vi khuẩn ký sinh trùng hoặc nấm gây ra nên người tiếp xúc với người bệnh không sợ bị lây nhiễm.

Danh sách các bệnh mãn tính thường gặp

Theo xu hướng phát triển của bệnh, bệnh mạn tính đang trở thành một trong những căn bệnh thường gặp hiện nay khi số lượng người bệnh mắc ngày càng tăng với đa dạng các loại bệnh. Trong đó phải kể đến:

– Bệnh viêm đường hô hấp mạn tính: viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen và khí phế thũng…

– Bệnh xương khớp mạn tính: viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, loãng xương, thoái hóa khớp, …

– Bệnh lý tâm thần kinh: trầm cảm, sa sút trí tuệ, …

– Bệnh tự miễn: xơ cứng bì, lupus ban đỏ, vẩy nến…

– Bệnh tim mạch: suy tim, tăng huyết áp, bệnh mạch máu não, bệnh tim thiếu máu cục bộ, …

– Viêm gan mạn

–  Bệnh nội tiết: béo phì, đái tháo đường…

– Hội chứng mệt mỏi mạn tính.

– Suy thận mạn.

– Ung thư.

Cách điều trị các bệnh mãn tính thường gặp

Cách điều trị các bệnh mãn tính thường gặp

Phương pháp điều trị các bệnh mãn tính thường gặp mà các giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn giới thiệu chủ yếu đến các sinh viên là áp dụng những chế độ kiểm soát bệnh lâu dài. Đây là phương pháp giúp cải thiện chất lượng sống, nhằm phục hồi chức năng sống và hạn chế tối đa biến chứng thực thể và chức năng. Kết hợp với đó là việc sử dụng các loại Tây hoặc các bài thuốc nam theo sự hướng dẫn của các bác sĩ. Đồng thời bệnh nhân nên kết hợp với các bác sĩ, kỹ thuật viên vật lý trị liệu,…để có thể áp dụng những bài tập phục hồi chức năng, thay đổi lối sống lành mạnh,…là những biện pháp thiệt thực giúp bạn trở lại với cuộc sống bình thường

Cách điều trị bệnh mạn tính

Bệnh mạn tính xảy ra thường do các tác động tiêu cực lâu dài để lại như quá tải chức năng, thói quen sinh hoạt, tuổi tác, tâm sinh lý…. Vì vậy, các chuyên gia đào tạo hệ Y sĩ đa khoa khuyên bạn nên bổ sung chế độ dinh dưỡng bằng việc ăn nhiều trái cây và rau cũng như đậu và ngũ cốc. Người bệnh nên giảm ăn mỡ, muối, đường và nên chuyển từ ăn mỡ động vật bão hoà sang dầu thực vật chưa bão hoà và không sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, rượi bia,…. Đặc biệt, việc duy trì cân nặng chuẩn là một trong những cách bạn biết được tình hình sức khỏe của mình như thế nào.

Bệnh mạn tính là một trong những bệnh thường gặp và gây những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người bệnh. Đặc biệt số lượng các bệnh mạn tính đang ngày càng gia tăng và mức độ nguy hiểm ngày càng cao nên người bệnh cần có những kiến thức cần thiết về các bệnh mạn tính. Đặc biệt trước khi bệnh xảy ra, bạn nên có những biện pháp phòng ngừa theo chia sẻ của chuyên trang Bệnh chuyên khoa. Hi vọng với những thông tin danh sách các bệnh mãn tính thường gặp mà chúng tôi đưa ra, bạn sẽ có một sức khỏe dồi dào, một tinh thần thoải mái để có thể làm được những điều mình muốn.

Nguồn: Trung cấp Y Hà Nội