Tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh đột quỵ, từ trẻ nhỏ đến người già. Đặc biệt cảnh bảo nhóm người nguy cơ mắc bệnh cao, đó là những ai ?
- Tăng nguy cơ đột quỵ với bệnh nhân huyết áp cao và cách sơ cứu
- Nguyên nhân và cách phòng chống chứng đột quỵ
- Dấu hiệu nhận biết và các dạng của chứng bệnh đột quỵ
Chuyên gia cảnh báo về nhóm người có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao
Nguy cơ bị đột quỵ cao ở những nhóm người nào ?
Tiền sử gia đình có người bị đột quỵ :
Theo trang tin tức Y sĩ đa khoa được biết: Nếu gia đình có người thân từng bị đột quỵ, bạn có thể tăng nguy cơ đột quỵ do thói quen sống hoặc do yếu tố di truyền.
Bị bệnh cao huyết áp :
Huyết áp cao có thể gây ra bệnh về mạch máu, bao gồm cả bệnh tim và não. Bệnh có thể dẫn đến sự phát triển của những mạch máu khiếm khuyết, hình dạng bất thường. Chúng có thể bị vỡ nếu nó bị tác động bởi sự thay đổi huyết áp lớn.
Bị bệnh đái tháo đường :
Đái tháo đường là một bệnh mạn tính, thường diễn tiến âm thầm, dễ dẫn đến các biến chứng về tim mạch, tổn thương thần kinh, mắt, thận… Người bị đái tháo đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn từ 2 đến 4 lần so với người bình thường.
Mắc bệnh lý về tim mạch :
Những người bị một số bệnh lý về tim mạch như rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, suy tim… thường có nguy cơ đột quỵ rất cao.
Người nghiện thuốc lá :
Thường xuyên hút thuốc lá gây viêm trong mạch máu, có thể hình thành cục máu đông, tăng nguy cơ đột quỵ.
Theo nghiên cứu, những người hút thuốc lá ít hơn 11 điếu trong một ngày có khả năng bị đột quỵ cao hơn 46% so với những người không hút. Khi hút hai gói thuốc một ngày có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 5 lần. Bỏ thuốc lá là lựa chọn tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Cao đẳng Xét nghiệm năm 2019
Chúng ta nên phòng tránh bệnh đột quỵ như thế nào ?
Một trái tim khỏe mạnh, một chế độ ăn uống khoa học và tập luyện phù hợp là biện pháp phòng ngừa bệnh tim mạch và đôt quỵ
– Cần tăng cường bổ sung các loại rau, trái cây nhiều chất xơ (bơ, cam, táo, chà là, chuối…)
– Sử dụng thực phẩm giàu chất béo chưa bão hòa như omega 3, omega 6 ít nhất 2 ngày trong tuần (cá hồi, cá trích, cá thu…).
– Tránh đồ chiên xào, đồ nướng, thịt đỏ và tất cả những đồ ăn chứa chất béo bão hòa. Nếu ăn thịt, bạn chỉ nên ăn thịt trắng, thịt gia cầm bỏ da.
– Hạn chế nên ăn ít muối và hạn chế đường.
– Nói không với nước uống có gas hay thực phẩm đóng hộp để bảo vệ trái tim khỏe mạnh, thay vào đó, bạn có thể thay thế bằng sữa ít béo.
– Tránh các chất kích thích như trà đặc, rượu bia, cà phê, thuốc lá hoặc các loại thuốc không được bác sĩ chỉ định.
– Ngoài ra, bạn có thể ưu tiên sử dụng những thực phẩm dinh dưỡng được bổ sung dưỡng chất Plant Sterol – chất béo chiết xuất từ thực vật giúp giảm lượng cholesterol đi vào máu từ thức ăn hàng ngày, các axit béo không no MUFA, PUFA giúp cải thiện cấu trúc mạch vành, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
– Chỉ cần 30 phút đi bộ mỗi ngày cũng có thể giúp phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả. Vì vậy, bạn hãy tận dụng mọi cơ hội để đi bộ khi có thể, ví dụ như đi thang bộ (≤ 2 tầng lầu,nhớ là không được gắng sức) thay vì thang máy, đi bộ đi chợ hay đỗ xe ở xa văn phòng…
Nguồn: Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn