Search
Chủ Nhật 24 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Cha mẹ cần nhận biết sớm tình trạng viêm khớp gối của con

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Nói đến bệnh viêm khớp gối nhiều người nghĩ ngay rằng chứng bệnh này chỉ xuất hiện ở người trung tuổi và người già mà không biết rằng nó còn xuất hiện cả ở trẻ em. Vậy khi con mắc bệnh cha mẹ cần xử trí như thế nào?

Viêm khớp gối ở trẻ em cha mẹ cần chú ý

BỆNH VIÊM KHỚP GỐI Ở TRẺ EM CÓ DẤU HIỆU GÌ?

Viêm khớp gối ở trẻ em là bệnh không hiếm gặp nhưng rất ít phụ huynh hiểu rõ hoặc còn quan niệm bệnh chỉ xuất hiện ở người trung niên hoặc cao tuổi. Vì vậy mà đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi bệnh đã trở nặng. Một số trường hợp khám ở những nơi không uy tín hoặc không tiếp cận đúng hướng điều trị trong thời gian dài khiến bệnh chuyển sang mãn tính, gây biến dạng khớp hoặc tàn phế.

Dấu hiệu cảnh báo viêm khớp gối ở trẻ em như sau:

  • Đau khớp gối: Trẻ cảm thấy đau ở khớp gối, đau tăng khi vận động, thường vào lúc chạy nhảy. Cơn đau có thể nhẹ lúc ban đầu, nhưng có thể tái phát nhiều lần, kéo dài từ nhiều tuần đến nhiều tháng, thậm chí vài năm.
  • Đau một hoặc vài khớp khác: khớp cổ tay, khớp háng, mắt cá chân..
  • Cứng khớp: Triệu chứng thường gặp vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy. Trẻ không thể duỗi hoặc co gối, các khớp bị co cứng.
  • Tiếng động lạ ở khớp: Tiếng lụp cụp hoặc rắc rắc là biểu hiện bình thường do xương khớp của trẻ nhỏ còn lỏng lẻo, dễ phát ra âm thanh đó mỗi khi cử động.

Nhưng có trường hợp đó lại là dấu hiệu của viêm khớp, cần đi khám để chẩn đoán chính xác bệnh.

  • Sưng khớp, phù nề, biến dạng hoặc lồi ra.
  • Mệt mỏi, biếng ăn, mất ngủ, sốt cao, sụt cân.

NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU GỐI DO VIÊM KHỚP Ở TRẺ EM LÀ GÌ?

  •  Đau mỏi xương khớp ở tuổi đang phát triển.
  • Viêm khớp cấp tính do nhiễm virus hoặc nhiễm khuẩn.
  • Viêm khớp mạn tính kéo dài ít nhất 6 tuần, thường bắt đầu trước 16 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ở bé gái nhiều hơn.
  • Bệnh do rối loạn miễn dịch hoặc giai đoạn đầu của bệnh bạch cầu cấp.
  • Viêm sau chấn thương, té ngã trong lúc vui chơi, vận động mạnh hoặc tai nạn giao thông, dẫn đến đứt dây chằng (chéo trước hoặc chéo sau), rách sụn chêm đầu gối.

Cha mẹ có thể chườm đá tại vùng gối của con để giảm sưng và đau

HƯỚNG XỬ TRÍ KHI TRẺ MẮC BỆNH VIÊM KHỚP GỐI

Theo Bác sĩ – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Khi trẻ bị đau gối, nên cho trẻ nghỉ ngơi, tránh các động tác ảnh hưởng khớp gối như: quỳ, ngồi xổm, chạy nhảy. Trường hợp cơn đau nặng, cần cho trẻ ngưng hoàn toàn các hoạt động liên quan vùng gối.

Cha mẹ có thể chườm đá tại vùng gối của con để giảm sưng và đau, tuyệt đối không chườm trực tiếp vì có thể gây bỏng lạnh, nên cho đá vào khăn hoặc túi nilon để đảm bảo an toàn.

Nếu cơn đau kéo dài, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám. Với bệnh viêm khớp gối ở trẻ em, nếu phát hiện và điều trị sớm, khả năng bảo tồn các khớp cao, hạn chế sự biến dạng khớp gây tàn phế, mất khả năng vận động. Đồng thời, việc tìm đúng địa chỉ khám uy tín cũng rất quan trọng, giúp trẻ nhanh khỏi bệnh, rút ngắn thời gian điều trị, tiết kiệm chi phí.