Search
Thứ Tư 4 Tháng Mười Hai 2024
  • :
  • :

Cần lưu ý những gì về bệnh u tuyến nước bọt?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:

U tuyến nước bọt là tình trạng tăng sinh bất thường ở tuyến nước bọt. Mặc dù là bệnh hiếm gặp nhưng bệnh u tuyến nước bọt lại được xếp vào loại bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong cao.

Nội dung bài viết

U tuyến nước bọt là bệnh gì?

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết u tuyến nước bọt là tình trạng tăng sinh bất thường hiếm gặp ở tuyến nước bọt. Tuyến nước bọt nằm phía sau khoang miệng, phụ trách tiết nước bọt giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn. Tuyến nước bọt chính bao gồm 3 tuyết là tuyến mang tai (nằm hai bên sườn mặt), dưới hàm và dưới lưỡi. Các tuyến phụ bắt đầu từ vòm miệng và nằm dọc trong khoang miệng, xoang, mũi. Các tuyến này rất nhỏ, chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi.

U tuyến nước bọt là loại bệnh hiếm gặp với tỉ lệ mắc bệnh trong khoảng 0,2 – 0,6 % các loại khối u và 2- 4 % các khối u vùng đầu cổ. Theo thống kê, tỷ lệ mắc hàng năm u tuyến nước bọt trên toàn thế giới chỉ khoảng 0,4 – 6,5 ca/100.000 dân.

Ở Việt Nam, ước tính có khoảng 0,6 – 0,7 ca u tuyến nước bọt mới mắc/100.000 dân. U tuyến nước bọt phổ biến nhất là ở các tuyến nước bọt chính, trong đó u tuyến mang tai chiếm 70%, tuyến dưới hàm 8%, còn lại 22% thường gặp ở tuyến dưới lưỡi và các tuyến nước bọt phụ. Theo các bác sĩ chuyên khoa, có đến 75% trường hợp u tuyến mang tai là lành tính, 50% u tuyến dưới hàm và 80% u tuyến nước bọt phụ được tìm thấy là ác tính.

U tuyến nước bọt là bệnh không lây nhiễm từ người này qua người khác. Điều trị khối u tuyến nước bọt hiệu quẩ hiện nay là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.

Nguyên nhân gây bệnh u tuyến nước bọt là do đâu?

Các khối u tuyến nước bọt thường rất hiếm, chiếm ít hơn 10%  trên tổng số khối u đầu và cổ. Cho đến nay, vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân hình thành khối u tuyến nước bọt.

Các nghiên cứu cho thấy, ung thư tuyến nước bọt xuất hiện khi một số tế bào trong tuyến nước bọt phát triển đột biến trong DNA của chúng, dẫn đến các tế bào này phát triển và phân chia nhanh chóng, tiếp tục sống trong khi các tế bào khác sẽ chết. Các tế bào đột biến tích lũy tạo thành một khối u có thể xâm lấn mô gần đó. Các tế bào ung thư có thể vỡ ra và di căn đến các khu vực khác của cơ thể.

Triệu chứng thường gặp của bệnh u tuyến nước bọt là gì?

Triệu chứng cơ năng:

  • Triệu chứng của bệnh chuyên khoa u tuyến nước bọt thường không rõ ràng, biểu hiện là một khối u vùng dưới hàm, cổ (tuyến dưới hàm), ở góc hàm hay ở mặt (tuyến mang tai), khối sưng lên ở sàn miệng (tuyến dưới lưỡi).
  • Đặc điểm của u: xuất hiện rất lâu trước đó, tiến triển chậm, thường không gây đau, nếu thấy đau ở vùng u thì thường là khối u ác tính. Kích thước khối u có thể tăng nhanh do viêm nhiễm, chảy máu trong u.
  • Vị trí của các tuyến nước bọt phụ và u tuyến không cụ thể, mỗi khối u ở vị trí khác nhau sẽ gây các triệu chứng tại chỗ khác nhau. Chảy máu hoặc ngạt mũi cũng có thể là biểu hiện đầu tiên của khối u tuyến nước bọt phụ tại vách ngăn mũi, các khối u ở đáy lưỡi gây cảm giác nuốt vướng và nghẹn, khối u ở vùng miệng có thể gây khít hàm…

Triệu chứng thực thể:

  • U lành tính: u tròn, có ranh giới rõ ràng, mật độ săn chắc, di động; với những khối u ở sâu, viêm xơ hóa thì di động hạn chế; không có dấu hiệu thần kinh hoặc xâm lấn da.
  • U ác tính: u cứng, săn chắc, có ranh giới không rõ ràng, di động hạn chế hoặc cố định khi u xâm lấn vào cơ hoặc xương hàm dưới, có thể gây liệt nhẹ môi dưới, xâm lấn da hoặc gây loét mặt da, có thể di căn hạch cổ hoặc di căn phổi, xương.

Triệu chứng cận lâm sàng:

  • Siêu âm: cung cấp thêm thông tin giúp khẳng định chẩn đoán lâm sàng, xác định vị trí u là ở trong nhu mô hay ngoài tuyến, u đặc hay u nang, u hay là hạch. Trong một số trường hợp, siêu âm còn giúp phân biệt u lành với u ác tính.
  • Chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ MRI: Giúp nhận biết thêm nhiều thông tin trong việc đánh giá bệnh lý u tuyến nước bọt, mật độ, kích thước u, ranh giới, độ xâm lấn của u vào tổ chức lân cận. Chụp cộng từ còn có ưu điểm là cho hình ảnh không gian ba chiều rõ nét giữa u tuyến và mô bình thường mà không làm tăng kích thước u do tia X
  • Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ: giúp chẩn đoán phân biệt viêm tuyến, khối u, các hạch lympho lân cận.

Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh u tuyến nước bọt?

Theo bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn phương pháp điều trị hiệu quả hiện nay với các khối u tuyến nước bọt là phẫu thuật, làm xét nghiệm mô bệnh học.

  • U tuyến mang tai: u lành tính cắt thùy nông hay thùy sâu nhưng cần bảo tồn dây thần kinh VII. Tùy theo kích thước, độ xâm lấn của u ác tính mà quyết định chỉ cắt thùy nông hay cắt toàn bộ tuyến cùng dây VII.
  • U tuyến dưới hàm dù lành hay ác tính cũng cần phải loại bỏ tuyến. Nếu có hạch cần phải nạo vét hạch.
  • U tuyến dưới lưỡi: phẫu thuật loại bỏ toàn bộ khối u và tổ chức tuyến, tránh làm tổn thương sàn miệng.

Điều trị khối u tuyến nước bọt phụ thuộc vào từng loại, kích thước và giai đoạn tiến triển của khối u tuyến nước bọt bao gồm phẫu thuật, có hoặc không có xạ trị.