Đau khớp háng hay đau khớp háng bên phải đang là tình trạng phổ biến mà cả người già lẫn trẻ em thường hay gặp phải, vậy cần lưu ý gì để điều bệnh hiệu quả.
- Vì sao bệnh xương khớp thường “biểu tình” khi trời lạnh tới ?
- Khớp bả vai kêu lục đục khi cử động nguy cơ bị thoái hóa
- Ở người cao tuổi bệnh thoái hóa khớp gối gây khó khăn cho người bệnh
Cần làm gì để điều trị khi bị đau khớp háng bên phải ?
Cảnh giác với những triệu chứng đau khớp háng bên phải
Theo các chuyên gia sức khỏe đến từ Cao đẳng Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pastuer chia sẻ: Người bệnh thường không quan tâm quá nhiều đến tình trạng sức khỏe của mình, ra sức làm việc ngày đêm. Thậm chí nhiều người khi bị đau vẫn cắn răng chịu đựng, sống chung với nó. Hãy thay đổi suy nghĩ của mình về bệnh đau khớp háng bên phải với những thông tin dưới đây:
Đầu tiên, người bệnh có thể gặp phải một số biểu hiện không liên quan đến khớp háng như viêm tai mũi họng, rối loạn đường tiêu hóa.
– Đau âm ỉ ở khớp háng bên phải, khi vận động mạnh thì đau nhói lên, phải nghỉ ngơi một lúc mới dịu dần
– Đau khi leo cầu thang, phải đi khập khiễng chân phải, bị cứng khớp vào buổi sáng.
– Khó thực hiện các động tác đưa chân sang ngang, xoay chân hay đi lại.
Dù là bệnh lành tính xong nó không chỉ dừng lại ở những cơn đau cơ khớp háng mà thường biến chứng nguy hiểm khiến người bệnh mất khả năng vận động và bị liệt. Bởi khi để bệnh lâu ngày, các tổn thương từ nhẹ sẽ dần lan rộng ra, các mô cơ, dây chằng có thể bị teo lại. Khi đó cả chi dưới sẽ bị ảnh hưởng, yếu dần, mất sức đi đứng không vững, chân bên phải bị run, tê dần rồi bại liệt.
Nếu không muốn đối mặt với biến chứng nguy hiểm trên, cách tốt nhất, khi bị đau khớp háng dù bên phải hay bên trái, cả hai bên thì phải đi khám và điều trị ngay trước khi có những chuyển biến nặng.
Năm 2019 học Cao đẳng Điều dưỡng miễn giảm học phí 100 %
Nên lưu ý gì để điều trị đau khớp háng phải ?
Cách chữa đau khớp háng hay đau khớp háng bên phải muốn đạt hiệu quả và nhanh chóng thì thời điểm khám chữa bệnh chiếm phần lớn ngoài ra chế độ ăn uốn và sinh hoạt cũng có tác động không hề nhỏ đến việc điều trị và phục hồi.
- Khám bệnh đúng thời điểm
Phần lớn mọi người thường để bệnh kéo dài đến khi không chịu được nữa mới đi khám và khi phát hiện mình đã ở giai đoạn nặng, giai đoạn cuối của bệnh thì tá hỏa tìm cách điều trị khỏi. Lúc này, dù có thuốc “tiên” cũng không thể chữa khỏi mà chỉ có tác dụng giảm đau, người bệnh sẽ phải sống chung với bệnh đến hết đời.
Chính vì thế, việc phát hiện bệnh và điều trị cần được thực hiện từ sớm. Ngay khi phát hiện khớp háng đau một cách bất thường hãy đến cơ sở y tế có phòng khám xương khớp để khám.
Khi bác sĩ chỉ định phương pháp, lộ trình điều trị nên thực hiện nghiêm túc để, điều trị nhanh đạt hiệu quả. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị như tây y, đông y, thực phẩm chức năng… để người bệnh có thể áp dụng.
- Chăm sóc khớp háng đúng cách
Thực tế khớp háng thường ít được chú ý hơn cả khi bị tổn thương hay đau. Vì vậy mà càng khiến bệnh có cơ hội tiến triển sang giai đoạn nặng. Hãy thay đổi ngay suy nghĩ đó nếu không muốn đối mặt với nguy cơ mất khả năng vận động. Ngay khi bị đau khớp háng bên phải, người bệnh nên tiến hành nghỉ ngơi, hạn chế các vận động mạnh và đi lại nhiều. Có thể chườm nóng để giảm đau tạm thời, tắm nước ấm ngâm mình trong bồn tắm để được thư giãn.
- Tập luyện thể dục thể thao
Khi bị đau khớp háng tuyệt đối không tập, chơi các môn thể thao yêu cầu nhiều sức mạnh từ khớp như cử tạ, ngồi xổm, chạy, bật nhảy… Thay vào đó, người bệnh hãy tiến hành chơi các môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe bản thân và khớp háng như bơi lội, tập các bài vật lý trị liệu theo sự hướng dẫn của chuyên viên.
- Cân bằng dinh dưỡng và cân nặng
Chế độ dinh dưỡng và cân nặng có liên quan chặt chẽ với nhau và có vai trò quan trọng để giảm đau khớp háng bên phải. Chế độ dinh dưỡng người bệnh đau khớp háng nên cân bằng, nhiều người nghĩ khi mắc bệnh xương khớp thì bổ sung càng nhiều canxi, càng nhiều chất đạm càng tốt tuy nhiên, nó chỉ khiến cho tình trạng khớp bị đau, viêm thêm nặng nề hơn.
Hãy đảm bảo tất cả các thực phẩm ở chế độ bình thường, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tránh ăn đồ mặn nhiều purin, đồ ăn dầu mỡ, chất cồn và kích thích…
Cân nặng cũng nên ở ngưỡng nhất định để tránh gia tăng áp lực, gây chèn ép cho khớp háng.
Nguồn: Bệnh chuyên khoa