Search
Thứ Sáu 29 Tháng Ba 2024
  • :
  • :

Cách phòng và điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Sốt xuất huyết Dengue căn bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây nê, bệnh thường xảy ra ở cả trẻ em và người lớn tuổi. Triệu chứng của bệnh là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dễ dẫn đến tử vong.

Bệnh sốt xuất huyết Dengue

Vậy bệnh nguy hiểm như thế nào? Thời gian điều trị có kéo dài không? Chúng ta cần làm gì để phòng ngừa bệnh? Để tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để cùng tìm hiểu về căn bệnh nguy hiểm này nhé!

Sốt xuất huyết Dengue xuất hiện vào thời gian nào? Bệnh lây truyền theo đường nào?

Hỏi: Bệnh sốt xuất huyết Dengue thường xuất hiện vào thời điểm nào trong năm? Bệnh lây truyền theo đường nào ?

Trả lời:

Sốt xuất huyết Dengue thường xảy ra vào mùa mưa. Cứ khoảng 4-5 năm lại có một vụ dịch lớn xảy ra.

Bệnh do muỗi Aedes (muỗi vằn) hút máu người bệnh mang theo virus sau đó đốt và truyền sang người lành. Bệnh không lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp, do đó không bị lây khi chăm sóc người bệnh.

Hỏi: Sốt xuất huyết Dengue được phân chia thành các mức độ nặng nhẹ ra sao?

Trả lời:

Bệnh sốt xuất huyết Dengue được chia làm 3 mức độ:

  • Sốt xuất huyết Dengue.
  • Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo.
  • Sốt xuất huyết Dengue nặng.

Sốt xuất huyết Dengue: Sốt cao đột ngột, liên tục từ 2 – 7 ngày. Biểu hiện xuất huyết có thể như nghiệm pháp dây thắt dương tính, chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam. Các biểu hiện khác có thể gặp: nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, da sung huyết, phát ban, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt. Cận lâm sàng: Hematocrit bình thường (không có biểu hiện cô đặc máu) hoặc tăng. Số lượng tiểu cầu giảm nhẹ hoặc bình thường. Số lượng bạch cầu thường giảm.

Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo: Bao gồm các triệu chứng lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue, kèm theo dấu hiệu cảnh báo như vật vã, lừ đừ, li bì, đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan, gan to > 2 cm, nôn nhiều lần, xuất huyết niêm mạc, tiểu ít. Xét nghiệm máu thấy Hematocrit tăng cao ≥ 20% so với trị số trước đó của bệnh nhân hoặc so với trị số bình thường theo tuổi. Tiểu cầu giảm nhanh và số lượng ≤ 100.000/mm3.

Sốt xuất huyết Dengue nặng: Bệnh nhi có một trong các biểu hiện như sốc giảm thể tích do thất thoát huyết tương nặng, xuất huyết nặng, suy tạng.

Cách điều trị và phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue

Cách điều trị và thời gian điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue

Hỏi: Sốt xuất huyết Dengue được điều trị như thế nào? Thời gian điều trị có kéo dài không?

Trả lời:

Nếu sốt xuất huyết Dengue nhẹ: Phần lớn các trường hợp đều được điều trị ngoại trú, chủ yếu là điều trị triệu chứng và phải theo dõi chặt chẽ phát hiện sớm sốc xảy ra để xử trí kịp thời. Nếu sốt cao ≥ 39 oC, cho thuốc hạ nhiệt, nới lỏng quần áo kèm lau mát bằng nước ấm khi nhiệt độ ≥ 40 oC. Thuốc hạ nhiệt được lựa chọn là paracetamol, liều dùng từ 10 – 15 mg/kg cân nặng/lần mỗi 4 – 6 giờ.

Chú ý:

Tổng liều paracetamol không quá 60 mg/kg cân nặng/24h.

Không dùng aspirin (acetyl salicylic acid), analgin, ibuprofen để điều trị vì có thể gây xuất huyết, toan máu.

Bù dịch sớm bằng đường uống: khuyến khích bệnh nhi uống nhiều nước oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh).

Dặn dò bà mẹ cách chăm sóc tại nhà, phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo để mang trẻ vào bệnh viện ngay.

Điều trị sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo: Bệnh nhi được cho nhập viện điều trị. Chỉ định truyền dịch: bệnh nhân không uống được, nôn nhiều lần, ói máu, có dấu hiệu mất nước, lừ đừ, hematocrit tăng cao; mặc dù huyết áp vẫn ổn định. Dịch truyền: Ringer lactat, NaCl 0,9% khởi đầu 6 – 7 ml/kg/giờ. Đối với những bệnh nhân có dấu hiệu đau bụng kèm gan to hoặc chi mát kèm mạch nhanh mặc dù huyết áp bình thường, xem xét truyền Ringer lactat, NaCl 0,9% khởi đầu 10 ml/kg/giờ.

Chú ý:

Thời gian truyền dịch thường là 24 giờ. Xem xét ngừng dịch truyền sớm hơn khi trẻ có tổng trạng tốt, hết nôn, ăn uống được.

Sốt xuất huyết Dengue trên cơ địa đặc biệt: nhũ nhi, béo phì, tiểu đường, viêm phổi, suyễn, bệnh tim, bệnh gan, bệnh thận, hoặc nhà ở xa cơ sở y tế nên xem xét cho nhập viện theo dõi điều trị.

Điều trị sốt xuất huyết Dengue nặng: Bệnh nhi phải được nhập viện điều trị cấp cứu.

Hỏi: Người đã từng mắc sốt xuất huyết Dengue có thể mắc lại không và chúng ta cần làm gì để phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue ?

Trả lời:

Hiện nay có 4 type virus Dengue gây bệnh, khi bị nhiễm lần đầu bệnh thường nhẹ và người bệnh sẽ có miễn dịch với type đó. Tuy nhiên nếu tái nhiễm  type khác bệnh sẽ trở nặng nếu không điều trị kịp thời đúng cách có khả năng gây tử vong.

Là giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tôi thiết nghĩ để phòng ngừa sốt xuất huyết Dengue chúng ta cần tránh muỗi đốt, ngủ màng, mặc quần áo dài tay, diệt lăng quăng, diệt muỗi trưởng thành, loại bỏ các mảnh vỡ đọng nước, đảm bảo vệ sinh môi trường sạch sẽ.

Nguồn: benhchuyenkhoa.edu.vn