Search
Thứ Bảy 20 Tháng Tư 2024
  • :
  • :

Bệnh Ung thư máu có thể duy trì cuộc sống trong bao lâu ?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bệnh ung thư máu sẽ tùy thuộc vào gia đoạn phát triển của bệnh và thể trạng của mỗi bệnh nhân, hoặc phát hiện sớm kịp thời, may mắn sẽ khỏi.

Bệnh Ung thư máu có thể duy trì cuộc sống trong bao lâu ?
Bệnh Ung thư máu có thể duy trì cuộc sống trong bao lâu ?

Nội dung bài viết

Thời gian sống của bệnh ung thư máu là bao lâu ?

Theo thông tin từ trang tin tức Bệnh chuyên khoa được biết: Thời gian sống  bệnh ung thư máu còn phụ thuộc vào tình trạng phát triển của lượng bạch cầu có trong máu của bệnh nhân và cách phát triển của từng loại bệnh. Người ta tiên lượng cho từng loại bệnh như sau:

– Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính:  ở giai đoạn đầu có thể sống trung bình 98 tháng (khoảng 8 năm); Chẩn đoán ở giai đoạn giữa, có thời gian sống trung bình là 65 tháng (5,5 năm); Ở giai đoạn cuối, thời gian sống chỉ còn 42 tháng (khoảng gần 4 năm).

– Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính: đây là dòng phổ biến nhất của bệnh bạch cầu ở người trưởng thành. Nếu phát hiện sớm, thống kê cho thấy 20% đến 40% bệnh nhân sống ít nhất 60 tháng (5 năm). Người lớn tuổi mắc bệnh này thường có tiên lượng khá kém.

– Bệnh bạch cầu lympho mạn tính: nếu bệnh chỉ ảnh hưởng đến các tế bào B, bệnh nhân có thể sống từ 10-20 năm. Tuy nhiên, những người có bệnh bạch cầu lympho mãn tính tế bào T có tuổi thọ rất thấp.

– Bệnh bạch cầu lympho cấp tính: bệnh này thường tiến triển rất nhanh khiến cho những người mắc loại bệnh bạch cầu này trung bình chỉ sống được 4 tháng.

Tuy nhiên, khoảng 80% trẻ em bị bệnh bạch cầu lympho cấp tính có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Người lớn chỉ có 40% cơ hội chữa khỏi bệnh, và điều này phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn tiến triển của bệnh. Trẻ em trong nhóm tuổi 3-7 có cơ hội phục hồi hoàn toàn cao nhất.

Bệnh ung thư máu do nguyên nào gây nên ?

Ung thư máu là bệnh ung thư ác tính mà không hình thành nên các khối u như nhiều bệnh ung thư khác. Ung thư máu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:

  • Tiếp xúc với chất phóng xạ.
  • Làm việc trong môi trường ô nhiễm có quá nhiều hóa chất (formaldehyde,benzene…)
  • Thay đổi cấu trúc gene.

Cách nhận biết sớm dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thư máu là gì ?

Ung thư máu tuy khó phát hiện sớm những cũng có một số biểu hiện cảnh báo mà người bệnh có thể nhận thấy được là:

  • Xuất hiện những đốm đỏ trên da: Đây là hệ quả của việc sụt giảm nhanh tiểu cầu.
  • Nhức đầu dữ dội: Nguyên nhân bắt nguồn từ lượng hồng cầu giảm, khiến cho không cung cấp đủ oxi lên não. Cơn đau đầu có thể còn kèm theo da xanh xao, đổ nhiều mồ hôi.
  • Đau xương: Đâu là một trong những dấu hiệu chính của bệnh. Những cơn đau có thể nhẹ/nặng tùy vào mức độ và giai đoạn phát triển của bệnh. Cơn đau xuất hiện nhiều ở các vùng khớp đầu gối, cánh tay, lưng…
  • Dưới da sung nổi các hạch bạch huyết nhưng không gây đau.
  • Mệt mỏi và xanh xao: Sự thiếu hụt hồng cầu trong máu đột ngột, hay đơn giản hơn là thiếu máu sẽ khiến cho cơ thể người bệnh luôn xanh xao, mệt mỏi.
  • Thường xuyên bị sốt cao: Ung thư máu làm cho hệ miễn dịch bị suy giảm. Bởi vậy những biểu hiện như nhiễm trùng và sốt có xảy ra rất thường xuyên.
  • Liên tục chảy máu cam: Khi bị ung thư máu, lượng tiểu cầu giảm nhanh làm giảm khả năng cầm máu. Bởi vậy, bệnh nhân dễ bị chảy máu cam.
  • Đau bụng: Ở giai đoạn nghiêm trọng, gan và lá lách có thể sưng tấy lên, gây cảm giác đầy hơi, đau tức bụng, ăn không ngon, buồn nôn hoăc ói mửa.

Năm 2019 Nhà trường đào tạo chuyên sâu Cao đẳng Điều dưỡng
Năm 2019 Nhà trường đào tạo chuyên sâu Cao đẳng Điều dưỡng

Bệnh ung thư máu trải qua 4 giai đoạn

  • Giai đoạn 1:

Giai đoạn đầu của ung thư máu bao gồm sự mở rộng các hạch bạch huyết. Các hạch bạch huyết mở rộng do sự gia tăng đột ngột của số lượng lympho.

Giai đoạn đầu này nếu phát hiện ra sớm thì tỷ lệ chữa khỏi khá cao bởi ung thư vẫn chưa lây lan hoặc ảnh hưởng đến bất kỳ cơ quan nào khác.

  • Giai đoạn 2:

Ung thư máu đã lây lan đến lá lách, gan và hạch bạch huyết.

Dù không phải tất cả các cơ quan đều bị ảnh hưởng một lúc nhưng chắc chắn một trong số các cơ quan đã bị xâm lấn. Sự phát triển của lymphoc ở giai đoạn này tăng cao.

  • Giai đoạn 3:

Số lượng bạch cầu gia tăng nhanh dẫn đến tình trạng thiếu máu. Ung thư tiếp tục xâm lấn sang các cơ quan khác. Ở giai đoạn này, đã có ít nhất hai cơ quan khác bị xâm lấn.

  • Giai đoạn 4 – giai đoạn cuối của bệnh:

Đây là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm và khó điều trị, người bệnh đến giai đoạn này có tỷ lệ sống không cao.

Tỷ lệ tiểu cầu bắt đầu giảm nhanh chóng, đồng thời các tế bào ung thư đã lây lan đến phổi. Thiếu máu có biểu hiện cấp tính.

Đối với bệnh nhân Ung thư máu sẽ có phương pháp điều trị như thế nào?

Đối với bệnh ung thư máu, có thể áp dụng theo một hoặc một số trong 4 phương pháp điều trị sau đây:

  • Hóa trị: Phương pháp này là việc ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư bạch cầu bằng cách uống, tiêm, truyền các loại thuốc hóa học vào cơ thể.
  • Điều trị sinh học: Đây là liệu trình có tác dụng tiêu giệt hoặc làm châm sự phát triển của tế bào ung thư và cảu thiện sức đề kháng tự nhiên của cơ thể bằng cách truyền vào người chất kháng thể đơn dòng.
  • Xạ trị: Là cách sử dụng các chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Thay tủy: Đây là phương pháp vô cùng phức tạp. Tủy sống sẽ được lấy từ bất cứ người nào tương thích với người bệnh và cấy vào thay thế cho tủy cũ.

Nguồn: Bệnh chuyên khoa