Search
Thứ Tư 11 Tháng Mười Hai 2024
  • :
  • :

Bệnh quai bị và những điều cần biết

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Nội dung bài viết

Bệnh quai bị là bệnh thường gặp nhiều ở trẻ em, vẫn chưa có thuốc đặc trị và bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.

Quai bị và những điều cần biết

Bệnh quai bị là bệnh gì?

Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus làm sưng tuyến nước bọt và gây đau, lây trực tiếp bằng đường hô hấp, hay gây thành dịch. Tuy bệnh có thể lây truyền qua nước bọt, nhưng bệnh không dễ lây như bệnh sởi hoặc thủy đậu.

Bệnh thường gặp nhiều ở trẻ em, thanh thiếu niên từ 2-14 tuổi, trẻ từ dưới 2 tuổi trở xuống thường rất hiếm khi bị quai bị. Bệnh có thể gây ra các biến chứng khác nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh quai bị do nguyên nhân nào gây ra?

Nguyên nhân gây ra bệnh quai bị là do Virus quai bị. Chúng dễ dàng lan truyền từ người sang người bằng đường hô hấp (các hạt nước trong không khí khi bạn hắt hơi).

Nếu tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng chung đồ với người bị bệnh quai bị, chúng ta cũng có thể có nguy cơ cao mắc phải bệnh này.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh

Bệnh thường xuất hiện với triệu chứng đầu tiên là sốt sớm (khoảng 39,4°C), sau đó là sưng các tuyến nước bọt và chuyển sang đau trong vòng từ 1 – 3 ngày. Dấu hiệu để có thể nhận biết đó là vào thời điểm này, vùng má sẽ sưng lên; cảm thấy đau khi: nuốt, nói, nhai, hoặc uống nước có tính axit.

Sau đây là một số triệu chứng cơ bản thường gặp khi bị quai bị bao gồm:

  • Đau mặt hoặc 2 bên má
  • Đau khi nhai hoặc nuốt
  • Sốt
  • Đau đầu
  • Viêm họng
  • Sưng hàm hoặc sưng tuyến mang tai
  • Đau tinh hoàn, sưng bìu

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh

Những biến chứng mà quai bị có thể gây ra

Theo Bác sĩ Trần Anh Tú – GV Trường Cao đẳng Dược cho biết: Quai bị có thể để lại các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách.. Ngoài việc gây viêm các tuyến mồ hôi, quai bị cũng có thể gây viêm ở các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như: não và các cơ quan sinh sản. Tuy nhiên, những biến chứng này hiếm khi xảy ra.

Sau đây là một số biến chứng của quai bị có thể xảy ra, gồm:

  • Viêm tinh hoàn
  • Viêm buồng trứng
  • Viêm màng não
  • Viêm não
  • Viêm tụy
  • Bệnh chàm
  • Nhồi máu phổi
  • Tổn thương thần kinh
  • Viêm cơ tim
  • Viêm tuyến giáp
  • Viêm tuyến lệ
  • Viêm thanh khí phế quản
  • Viêm phổi
  • Rối loạn chức năng gan
  • Đặc biệt, trường hợp phụ nữ đang mang thai mắc bệnh trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.

Phòng và điều trị bệnh hiệu quả

Bệnh quai bị thương phải mất khoảng 10 ngày để khỏi bệnh và sau khi khỏi bệnh có thể miễn dịch suốt đời. Để phòng và điều trị bệnh quai bị hiệu quả, chúng ta cần:

  • Cách ly bệnh nhân 2 tuần kể từ lúc phát hiện bệnh
  • Vệ sinh răng miệng, ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá và không dùng thức ăn gây kích thích tiết nhiều nước bọt hoặc cần phải nhai nhiều.
  • Giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm/lạnh vùng sưng
  • Giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng Paracetamol, Acetaminophen hoặc ibuprofen
  • Uống nhiều nước hơn (tránh các nước chua), tránh thức ăn cay và quá cứng.
  • Đối với một số bệnh nhân bị viêm tinh hoàn: Mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau, nghỉ ngơi là chủ yếu, hạn chế vận động.

Đồng thời, cần phải tiêm Vaccin phòng ngừa bệnh quai bị theo định kỳ:

  • Nếu bắt đầu tiêm từ 9 tháng tuổi: tiêm 3 lần, lần 1 lúc 9 tháng tuổi, lần 2 sau lần 1 sáu tháng, lần 3 khi trẻ từ 4-12 tuổi.
  • Nếu bắt đầu tiêm từ 12 tháng tuổi: tiêm 2 lần, lần 1 lúc 12 tháng tuổi lần 2 từ 4-12 tuổi.
  • Tiêm chủng khẩn cấp được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi, trẻ vị thành niên và người lớn nếu đã có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng chưa có tiền sử mắc quai bị và chưa được tiêm chủng theo lịch phòng bệnh quai bị. Trong trường hợp không có chống chỉ định, vaccin cần được tiêm không muộn hơn 72 giờ kể từ khi có tiếp xúc với bệnh nhân.

Nên tiêm phòng vaccin cho trẻ theo định kỳ

Người bệnh quai bị kiêng gì?

Sau đây là một số lưu ý mà GV Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ giúp chúng ta có thể giúp cho việc điều trị bệnh quai bị tốt hơn cho trẻ, nếu trẻ mắc phải bệnh quai bị cần phải kiêng kị những điều sau đây:

  • Cách ly trẻ: Do quai bị là bệnh truyền nhiễm nên bạn cần cách ly trẻ ngay khi vừa phát bệnh. Chúng ta nên cho trẻ ở một không gian riêng khoảng 2 tuần để đảm bảo bệnh không lây cho những người xung quanh.
  • Kiêng gió và nước lạnh vì sẽ làm vùng quai bị sưng to hơn và gây đau.
  • Tránh cho trẻ vận động mạnh
  • Tránh các đồ ăn chua, các món từ nếp hoặc đồ ăn khó tiêu.
  • Không được tự ý dùng thuốc, phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị.
  • Nếu trẻ chưa tiêm phòng quai bị, bạn hãy đưa bé đến các bệnh viện và trung tâm y tế địa phương để bé được bảo vệ tối đa bằng vắc xin.

Nguồn: benhchuyenkhoa.edu.vn tổng hợp