Search
Thứ Hai 25 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Bệnh lồng ruột thường có các triệu chứng như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Trong các cấp cứu ngoại khoa tại ổ bụng, bệnh lồng ruột là bệnh có tỷ lệ mắc phải khá cao, đặc biệt là trẻ em. Vậy những triệu chứng của bệnh thường diễn ra như thế nào?

Lồng ruột là một cấp cứu ngoại khoa nghiêm trọng và là nguyên nhân hàng đầu gây tắc ruột ở trẻ em

Nội dung bài viết

Nguyên nhân gây bệnh lồng ruột là gì?

Lồng ruột là bệnh thường gặp ở trẻ từ 5 đến 10 tháng tuổi. Bệnh có khá nhiều yếu tố khác nhau được cho có thể là nguyên nhân gây lồng ruột, tuy nhiên việc xác định nguyên nhân gây lồng ruột trên lâm sàng là khá khó khăn và phần lớn số ca bệnh lồng ruột không thể xác định được nguyên nhân.

Những nguyên nhân có thể gây nên lồng ruột kể đến như:

  • Sự co bóp bất thường ỏ ruột do nhiều nguyên nhân khác nhau như thay đổi chế độ ăn (trẻ bắt dầu ăn dặm, ăn sau khi nhịn đói trong khoảng thời gian dài), rối loạn nhu động ruột và co bóp ruột,…
  • Các khối bất thường ở ruột như khối u, túi thừa Merkel, polyp ở ruột,…
  • Bệnh lý viêm ở đường ruột.
  • Sẹo dính ở ổ bụng do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn do chấn thương, phẫu thuật,…

Triệu chứng lâm sàng của bệnh ruột như thế nào?

Triệu chứng cơ năng

Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, các triệu chứng cơ năng của bệnh (triệu chứng mà người bệnh cảm nhận được) của bệnh lồng ruột hầu hết đều thể hiện rầm rộ, nhanh chóng. Những triệu chứng cơ năng chính hay gặp bao gồm:

  • Đau bụng

Nếu ở trẻ nhỏ, trẻ còn bú thì trẻ sẽ có biểu hiện khóc thét từng cơn, vặn xoắn người, ưỡn người, đạp chân lung tung, bỏ chơi, bỏ bú,…

Nếu ở trẻ lớn hơn hoặc người lớn thì có thể hỏi được tính chất của cơn đau như vị trí đau, thời gian đau, chu kỳ đau,… Thông thường các cơn đau bụng do lồng ruột sẽ kéo dài khoảng 5-15 phút.

  • Nôn mửa;
  • Chướng bụng;
  • Đại tiện có chứa nhầy, máu;
  • Bí trung đại tiện.

Triệu chứng thực thể

  • Có khối lồng ruột

Có thể sờ thấy khối bất thường ở bụng, thường nằm ngang, khi ấn vào bệnh nhân sẽ thấy đau, nếu thành bụng của bệnh nhân mỏng, khối lồng ruột có thể in hằn lên thành bụng của bệnh nhân và quan sát thấy được bằng mắt thường.

  • Dấu hiệu rắn bò

Nhu động ở trên vị trí lồng ruột có thể tạo nên dấu hiện rắn bò trên thành bụng của bệnh nhân.

  • Thăm khám thấy nhầy, máu theo gang

Thăm khám trực tràng cho bệnh nhân lồng ruột ở giai đoạn muộn có thể thấy máu, nhầy theo găng người khác.

  • Ở giai đoạn đầu thường ít thấy các biến đổi toàn thân ở bệnh nhân, nhưng nếu bệnh đến giai đoạn muộn, người bệnh có thể biểu hiện bằng rối loạn nước- điện giải, sốt, các biểu hiện nhiễm trùng nhiễm độc.

Triệu chứng cận lâm sàng

Giảng viên Cao đẳng Kỹ thuật Hình ảnh Y học chia sẻ, để chẩn đoán chính xác lồng ruột thì ngoài dựa vào triệu chứng lâm sàng của người bệnh, bác sĩ còn cần thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để hỗ trợ chẩn đoán cho người bệnh. Những xét nghiệm thường dùng trong lồng ruột bao gồm:

  • X-quang

Hình ảnh Xquang là một hình ảnh có giá trị trong chẩn đoán lồng ruột. Bác sĩ có thể cho bệnh nhân chụp Xquang không chuẩn bị, chụp Xquang có bơm thuốc cản quang vào đại tràng, hoặc chụp Xquang có bơm hơi vào đại tràng.

Tùy thuộc kỹ thuật chụp Xquang lồng ruột là gì mà sẽ cho các hình ảnh gợi ý khác nhau như hình ảnh liềm hơi, mức nước hơi, hình đáy chén, càng cua,…

  • Siêu âm

Trên hình ảnh siêu âm, bác sĩ có thể thấy được nhiều phản ánh khác nhau về tình trạng lồng ruột của bệnh nhân. Những hình ảnh về hình ảnh khối lồng và vị trí khối lồng được sử dụng để chẩn đoán và hướng dẫn phẫu thuật điều trị cho người bệnh.

  • Chụp cắt lớp vi tính

Chụp cắt lớp vi tính có thể được sử dụng để cho thấy các tính chất rõ ràng hơn của lồng ruột trên người bệnh. Trên phim CT, sẽ có hình ảnh phình ruột trên vị trí lồng và xẹp đoạn ruột ở dưới vị trí lồng.

Bệnh lồng ruột có thể gây biến chứng gì?

Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ, lồng ruột nếu không điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng khác nhau, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Những biến chứng thường gặp do lồng ruột kể đến như:

Nhiễm trùng

Tình trạng nhiễm trùng toàn thân do lồng ruột là một biến chứng khi bệnh ở giai đoạn nặng, không được điều trị tốt, hoặc chăm sóc kém sau điều trị (đặc biệt là sau phẫu thuật).

Hoại tử ruột

Đây là một trong các biến chứng của bệnh lồng ruột, các tổ chức không được nuôi dưỡng đầy đủ dẫn đến mô bị hoại tử.

Thủng ruột

Khi tình trạng hoại tử diễn ra nặng nề, toàn bộ các lớp của thành ruột bị hoại tử làm cho bệnh nhân bị thủng ruột. Các chất chứa trong ruột bị thoát vào ổ bụng nên có thể gây viêm phúc mạc.