Trẻ sơ sinh thường hay gặp phải tình trạng đờm trong cổ họng gây khó thở và cản trở việc bú mẹ, khiến cho không ít bậc phụ huynh lo lắng trong việc tìm cách chữa trị.
- Khi trẻ bị chảy máu cam cha mẹ nên làm gì?
- Những lợi ích thần kỳ của nước ép cà rốt đối với sức khỏe
- Cách phòng ngừa các bệnh thường gặp vào mùa đông cho gia đình
Phải làm gì khi trẻ bị đờm trong họng?
Nguyên nhân gây ra tình trạng đờm trong cổ họng ở trẻ sơ sinh
Trẻ có đờm trong cổ hỏng thường là do mắc một số bệnh thường gặp về đường hô hấp như bệnh cảm lạnh, ho, hen suyễn, viêm phổi hay bất kỳ loại bệnh truyền nhiễm nào khác, khiến cho trẻ thở khò khè hoặc khó thở và khiến cho trẻ bỏ bú mẹ, hiện tượng này trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm khiến cho trẻ không ngủ được.
Tình trạng đờm ở cổ họng thường không phải là một vấn đề nghiêm trọng nếu như không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào khác như sốt phát ban và dị ứng. Tuy nhiên các bậc phụ huynh cũng cần hết sức lưu ý trong việc chữa trị, bởi nếu như không điều trị dứt điểm sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của trẻ sau này. Trẻ có thể bị thiếu chất, bị suy dinh dưỡng do ăn uống không đầy đủ, sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ thậm chí là có thể gây loét dạ dày của bé.
Một số bài thuốc chữa trị đờm trong cổ họng cho trẻ
Để có thể tiêu đờm nhanh chóng, giúp trẻ dễ chịu hơn các mẹ hay cùng https://benhchuyenkhoa.edu.vn áp dụng một số bài thuốc tiêu đờm dưới đây:
Bài thuốc từ lá hẹ và quất
Đây là bài thuốc vô cùng quen thuộc với các mẹ có con nhỏ. Bài thuốc này cực kỳ hiệu quả trong việc trị đờm cho trẻ sơ sinh, nhất là những trẻ chưa từng sử dụng thuốc kháng sinh.
Với bài thuốc này mẹ chỉ cần lấy lá hẹ đem rửa sạch bằng nước muối loãng, cắt nhỏ. Chọn vài quả quất bao tử, bổ tư, rồi đem tất cả cho vào nột chén nhỏ, thêm một chút đường phèn hoặc mật ong rồi chưng cách thủy hoặc cho vào nồi cơm. Lấy cho bé sử dụng làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần khoảng 5ml, kiên trì thực hiện trong khoảng vài ngày là đã có thể khỏi.
Với bài thuốc này mẹ cần lưu ý, cho con uống ngay khi có những triệu chứng của bệnh, uống càng sớm thì càng nhanh khỏi mẹ nhé!
Bài thuốc từ hành tây và mật ong
Hành tây đem thái hột lựu nhỏ khoảng lưng bát con, thêm mật ong vào hấp cách thủy khoảng 30 phút. Chắt lấy nước cho bé uống lúc ấm, cho trẻ uống nhiều lần trong ngày. Nếu ăn được cả bã sẽ tốt hơn. Với bài thuốc này dành phù hợp cho trẻ con dưới 1 tuổi. Bé sẽ tiêu đờm bằng cách trớ ra hoặc nuốt xuống dạ dày.
Bài thuốc từ riếp cá và nước vo gạo
Sử dụng khoảng 10 lá rau riếp cá, đem đi rửa sạch rồi giã nhỏ. Trộn thêm vào 1 bát con nước vo gạo rồi cho vào nồi đun sôi, để lửa liu riu thêm 20 phút nữa rồi bắc xuống bếp. Để nguội bớt rồi lọc lấy nước cho bé uống. Nên cho trẻ uống sau bữa ăn khoảng 1 giờ, ngày uống 3 lần sẽ phát huy được hết tác dụng.
Bài thuốc từ Lá húng chanh và mật ong
Mẹ cần chuẩn bị 1 nắm lá húng chanh đã rửa sạch, đem thái nhỏ rồi trộn với mật ong, cho vào nồi cơm hấp nhừ. Gạn lấy nước cho bé uống ngày ít nhất 2 lần. Bài thuốc này có tác dụng thông cổ, lợi phế, trị đờm rất hiệu quả.
Bài thuốc từ quả lê và mật ong
Lấy nửa quả lê, gọt vỏ, thái hạt lựu rồi cho mật ong (có thể sử dụng đường phèn) vào hấp cách thủy khoảng 20 phút tới khi lê nhừ nhuyễn. Lấy thìa dầm cho lê nhuyễn rồi cho bé ăn cả cái lẫn nước. Với trẻ chưa ăn dặm thì gạn lấy nước cho trẻ uống. Uống làm nhiều lần trong ngày. Bài thuốc có tác dụng trị viêm phổi, tiêu đờm, ho hiệu quả.
Bài thuốc tiêu đờm hiệu quả cho trẻ sơ sinh
Bài thuốc từ tỏi và đường phèn
Sử dụng 2 -3 tép tỏi, ép lấy nước và 1 viên đường phèn, 1 chén nước lọc. Cho tất cả vào hấp cách thủy 15 phút. Chỉ cần cho bé uống nước không cần ăn cái, ngày uống 2 – 3 lần. Nên uống nước khi còn ấm, tác dụng trị ho, cảm lạnh, tốt cho dạ dày, phổi.
Bài thuốc từ cây xương sông và lá hẹ: Lấy 1 nắm lá xương sông; 1 nắm lá hẹ, 1 ít đường, lá xương sông và lá hẹ đem thái nhỏ trộn chung với 1 ít đường mang hấp cách thủy và cho bé uống nhiều lần trong ngày. Lá xương sông có công dụng trị tiêu đờm, viêm thanh quản, trị cảm sốt hiệu quả.
Trên đây là một số bài thuốc trị đờm cho trẻ mà cha mẹ có thể áp dụng tại nhà, tuy nhiên các bậc phụ huynh không được chủ quan, cần phải theo dõi diễn biến bệnh, nếu trẻ có dấu hiệu bệnh nặng như ho kèm sốt, đờm xanh hay vàng, khó thở, mệt nhiều, lờ đờ, bỏ bú, bỏ ăn,… cần đưa bé tới bệnh viện để được khám và kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Các bậc phụ huynh có thể theo dõi thêm tại website: http://giaoductretho.net