Search
Thứ Bảy 27 Tháng Bảy 2024
  • :
  • :

Bác sĩ chuyên khoa chỉ ra sự khác nhau giữa viêm  phổi và viêm phế quản

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Viêm phổi và viêm phế quản đều là bệnh về đường hô hấp với nhiều triệu chứng gần giống nhau khiến chúng ta nhầm lẫn. Việc phân biệt được sự khác nhau giữa hai bệnh giúp việc điều trị mang lại hiệu quả.

Bác sĩ chuyên khoa chỉ ra sự khác nhau giữa viêm  phổi và viêm phế quản

Bác sĩ chuyên khoa chỉ ra sự khác nhau giữa viêm  phổi và viêm phế quản 

Sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về bệnh viêm phổi và viêm phế quản để hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa hai căn bệnh này.

Viêm phế quản

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản, do nhiễm trùng. Đa số các trường hợp viêm phế quản là do virus. Virus gây viêm phế quản tương tự như virus gây cảm lạnh. Biểu hiện khi bị bệnh viêm phế quản là người bệnh thường ho ra chất nhầy dày, có thể bị đổi màu, sốt nhẹ, cảm thấy mệt mỏi và khó thở. Có hai loại viêm phế quản, bao gồm viêm phế quản cấp tính và mãn tính.

Sự khác biệt giữa bệnh chuyên khoa viêm phế quản với viêm phổi là bệnh viêm phổi ảnh hưởng đến các túi khí trong phổi, trong khi viêm phế quản lại ảnh hưởng đến các ống phế quản – đường đưa không khí ra vào phổi.

Bệnh viêm phế quản thường kéo dài khoảng 7 – 10 ngày, ho có thể kéo dài hơn, bệnh thường do virus nên điều trị bằng kháng sinh sẽ không có hiệu quả. Có thể giảm triệu chứng của bệnh bằng thuốc long đờm hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen. Để làm dịu cơn ho có thể uống trà hoặc nước ấm có pha chút mật ong, dùng máy tạo độ ẩm trong phòng..

Bệnh viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản

Viêm phổi

Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng làm viêm túi khí ở một hoặc cả hai phổi. Khác với bệnh viêm phế quản, bệnh viêm phổi chủ yếu là do vi khuẩn gây ra. Nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến 1 hoặc cả 2 lá phổi. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và người già.

Các triệu chứng của bệnh viêm phổi cũng gần giống với bệnh viêm phế quản, cụ thể người bệnh sẽ có các biểu hiện: Sốt cao, sụt cân (do giảm cảm giác thèm ăn), đau ngực. Ho có đờm màu xanh lá cây, màu vàng hoặc màu trắng, tùy thuộc vào loại nhiễm trùng.

Các triệu chứng của bệnh viêm phổ kéo dài hơn so với viêm phế quản. Nếu viêm phổi do vi khuẩn thì có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh, còn trường hợp viêm phổi do virus thì cần dùng thuốc kháng virus. Bệnh nhân cần nghỉ ngơi và uống đủ nước để hồi phục nhanh hơn.

Theo các bác sĩ, đa số các trường hợp viêm phổi tự phát triển, không liên quan đến viêm phế quản, nhưng một số trường hợp có thể liên quan đến viêm phế quản.

Bệnh viêm phổi có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin phế cầu khuẩn. Trẻ em dưới 2 tuổi, người trên 65 tuổi và những người mắc bệnh mạn tính là các đối tượng được khuyến cáo nên tiêm vắc xin này.

Nếu bạn bị sốt cao, khó thở hoặc ho ra đờm đặc hoặc máu, hãy đến gặp bác sỹ ngay. Bác sỹ sẽ yêu cầu chụp X-quang ngực để giúp xác định xem bạn có bị viêm phế quản hay viêm phổi hay không.

Nguồn: Benhchuyenkhoa.edu.vn tổng hợp.