Nhiễm trùng tiểu thường gặp ở người do vi khuẩn xâm nhập hệ thống tiết niệu, gây ra đau buốt, nóng rát khi tiểu. Dù không khó điều trị, nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
- Những điều cần biết về bệnh gan nhiễm mỡ cấp độ 2
- Thế nào là chất xơ hòa tan? Tác dụng của chất xơ hoà tan với sức khỏe
Nội dung bài viết
Nhiễm trùng tiểu là gì?
Theo bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM, Nhiễm trùng đường tiểu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống tiết niệu, kích thích cơ thể tạo ra các phản ứng phòng vệ chống lại sự xâm nhập đó.
Nhiễm trùng tiểu được phân thành hai nhóm dựa vào vị trí nhiễm khuẩn:
- Nhiễm khuẩn tiết niệu trên: Gồm viêm thận cấp, viêm thận mạn.
- Nhiễm khuẩn tiết niệu dưới: Gồm viêm bàng quang, viêm tiền liệt tuyến, viêm niệu đạo.
Nhiễm trùng đường tiểu là tình trạng thường gặp ở nữ giới, và cũng có thể ảnh hưởng đến nam giới. Nguyên nhân của nhiễm trùng tiểu ở nam giới thường liên quan đến tắc nghẽn đường bài niệu hoặc sự tồn tại của các vi khuẩn đặc hiệu như lao, lậu, v.v.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng tiểu
Vi khuẩn Escherichia coli (E.coli) là nguyên nhân chính gây ra bệnh nhiễm trùng đường tiểu, thường được tìm thấy trong ruột. Bên cạnh đó, bệnh này cũng có thể do các vi khuẩn khác như Enterococcus, Streptococcus nhóm B và A, Enterobacteriaceae, Pseudomonas spp. gây ra.
Vi khuẩn E.coli có thể từ da hoặc hậu môn di chuyển vào đường tiết niệu và lan rộng đến các bộ phận khác của cơ thể. Ở phụ nữ, sự gần gũi giữa đường tiểu và hậu môn làm tăng nguy cơ mắc bệnh này so với nam giới.
Ngoài ra, vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào đường tiết niệu thông qua các dụng cụ y tế như ống thông y khoa, dụng cụ tán sỏi hoặc loại bỏ các dị vật làm tắc nghẽn đường tiểu.
Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Dược Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể phát sinh do sự xâm nhiễm từ các cơ quan lân cận như nhiễm khuẩn ổ bụng, cơ quan sinh dục, rò tiêu hóa hoặc rò bàng quang âm đạo.