Đau ruột thừa là một bệnh mà hầu hết tất cả mọi người đều gặp phải một lần trong cuộc đời. Khi bị bệnh nếu không được phẫu thuật để cắt bỏ kịp thời có thể sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Vậy đau ruột thừa thường xảy ra trong độ tuổi bao nhiêu?
- Nguyên nhân nào gây nên tình trạng bệnh lý glôcôm?
- Đau dạ dày: Vị trí và cách phân biệt với các bệnh lý khác
- Tình trạng thiếu máu lên não là do những nguyên nhân nào gây nên?
Bệnh đau ruột thừa thường xảy ra với những người ở độ tuổi nào
Biến chứng của bệnh đau ruột thừa là gì?
Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, nếu không điều trị, ruột thừa có thể sẽ bị hoại tử, vỡ ra, vi khuẩn tăng sinh làm mủ lan tràn tại bụng gọi là viêm phúc mạc gây ra nhiễm khuẩn huyết ( hay nhiễm trùng máu), suy đa cơ quan và cuối cùng dẫn tới tử vong.
Bệnh đau ruột thừa thường xảy ra ở độ tuổi nào?
Đau ruột thừa là bệnh thường gặp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thậm chí kể cả trẻ 3-4 tuổi. Các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết trường hợp này rất khó chẩn đoán vì trẻ chưa có khả năng diễn đạt được rõ ràng tình trạng đau của mình và không dễ phân biệt với những bệnh lý có triệu chứng đau bụng khác. Nhất là, viêm ruột thừa ở trẻ tiến triển khá nhanh và có thể vỡ dễ dàng .
Do đó việc phát hiện và chẩn đoán sớm đau ruột thừa để phẫu thuật cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm là rất cần thiết để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra. Đối với những trường hợp ruột thừa khó, đau không điển hình, khi không loại trừ được tình trạng viêm ruột thừa, đôi khi các bác sĩ phải quyết định mổ thám sát , tránh trường hợp xấu nhất gây ra tình trạng ruột thừa vỡ gây biến chứng viêm phúc mạc.
Đau ruột thừa
Chẩn đoán đau ruột thừa bằng kỹ thuật siêu âm
Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Siêu âm là một cận lâm sàng tốt, không xâm lấn và không gây hại. Siêu âm có thể thấy được hình ảnh ruột thừa to hơn bình thường và có khả năng là viêm, thậm chí thấy được dịch trong ổ bụng giúp ích rất nhiều trong việc phân biệt những loại bệnh lý khác nhau có cùng triệu chứng đau bụng.
Nhưng những biện pháp chẩn đoán hình ảnh ví dụ siêu âm không phải lúc nào cũng phát hiện tổn thương đau ruột thừa mà còn tùy thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người đọc.
Do vậy, siêu âm nên được xem là một công cụ hỗ trợ trong công tác theo dõi bệnh viêm ruột thừa chứ không phải là tiêu chuẩn vàng để quyết định bệnh viêm ruột thừa. Chẩn đoán viêm ruột thừa phải dựa vào lâm sàng (những triệu chứng của bệnh ) kết hợp với những lần thăm khám bệnh của các bác sĩ và siêu âm hỗ trợ.
Hãy biết bảo vệ sức khỏe con mình bằng những kiến thức chính xác và khoa học nhất.