Bệnh Lupus ban đỏ nếu như không được điều trị kiểm soát kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Sau đây là một số biến chứng do bệnh gây ra.
- Người bị bệnh Lupus ban đỏ nên ăn gì?
- Bệnh Lupus ban đỏ: nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?
- Bệnh hen tim là bệnh gì và dấu hiệu nhận biết như thế nào?
Các bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, bệnh lupus ban đỏ hệ thống là một căn bệnh tự miễn, bệnh làm viêm mô liên kết và có thể gây tổn hại đến các cơ quan khác trong cơ thể. Đây là căn bệnh có diễn biến phức tạp, có thể tiến triển thành từng đợt, đợt sau nặng hơn đợt trước và nó gây tổn thương hầu như toàn bộ các cơ quan trong cơ thể như thận, tim mạch, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp… Trường hợp bệnh nặng thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Các biến chứng do bệnh lupus ban đỏ gây ra
Bệnh nhân bị bệnh lupus ban đỏ nếu như không được điều trị để kiểm soát bệnh thì có thể gây ra những biến chứng nặng nề ở hầu như toàn bộ các cơ quan nội tạng theo các hệ cơ quan, tương xứng với các biểu hiện.
- Biến chứng tại tim: Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh lupus ban đỏ có thể gây ra viêm cơ tim, tràn dịch màng tim, bệnh kéo dài có thể gây suy tim mạn. Một số trường hợp diễn tiến tối cấp, viêm cơ tim cấp, gây suy tim cấp, bệnh nhân có thể đột ngột tử vong do trụy mạch.
- Biến chứng tại phổi: Người bệnh có thể khó thở, suy hô hấp cấp do tràn dịch màng phổi, viêm phổi.
- Biến chứng tại thận: Bệnh lupus ban đỏ có thể gây phá hủy cầu thận bằng các phản ứng viêm cầu thận, tiến triển đến suy thận.
- Biến chứng tại hệ thần kinh: người bệnh có thể bị co giật, rối loạn tâm thần.
- Biến chứng tại hệ tạo máu: Lupus ban đỏ hệ thống có thể gây ra tình trạng thiếu máu, xuất huyết. Bệnh nhân bị thiếu máu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của các hệ cơ quan. Đồng thời biến chứng xuất huyết sẽ khiến tình trạng thiếu máu càng nặng nề hơn và gây nguy hiểm đến tính mạng nếu như bị xuất huyết trong não, chèn ép não.
Bên cạnh những biến chứng trên, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng do sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Khi đó hệ thống miễn dịch không còn đảm bảo chức năng vốn có của nó, khiến cho cơ thể dễ mắc các bệnh mà không thể chống lại được. Tình trạng nhiễm trùng sẽ diễn tiến nhanh, gây ra nhiễm khuẩn huyết, bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng sốc và tử vong.
Vậy khi nào bệnh nhân cần đi khám?
Cũng theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, tùy thuộc vào cơ quan mắc bệnh mà bệnh lupus ban đỏ có những triệu chứng khác nhau, một số triệu chứng ban đầu như: mệt mỏi; đau khớp, sưng hoặc xơ cứng khớp; bị phát ban ở phần cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, thường là ở vùng mặt; Hiện tượng Raynaud làm cho đầu ngón tay, ngón chân tím tái và đau đớn khi tiếp xúc với lạnh; Viêm màng phổi, gây ra cơn đau khi thở cùng thở gấp; cao huyết áp, suy thận…
Bệnh nhân cần đi khám ngay nếu phát hiện ra bị phát ban không rõ nguyên nhân, sốt kéo dài, đau đớn không khỏi ở bộ phận bất kỳ và cảm thấy mệt mỏi. Việc điều trị kịp thời giúp ngăn chặn những biến chứng do bệnh gây ra.