Search
Thứ Ba 26 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Tìm hiểu hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ em là gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:

Bàn chân bẹt là mặt lòng bàn chân bằng phẳng, không lõm chút nào. Trên thực tế, tất cả trẻ sơ sinh đều có bàn chân không có vòm, không lõm hay còn gọi là bàn chân bẹt.

Bàn chân bẹt là mặt lòng bàn chân bằng phẳng, không lõm chút nào

Nội dung bài viết

NGUYÊN NHÂN GÂY BÀN CHÂN BẸT LÀ GÌ?

Dị tật bàn chân bẩm sinh do di truyền nếu ba mẹ có tiền sử bị bàn chân bẹt.

Các mô kết nối ở chân bị kéo giãn và sưng do hoạt động quá sức, mang giày không phù hợp, chấn thương, tuổi tác gia tăng, béo phì, viêm khớp mãn tính.

Dây chằng lỏng lẻo: dây chằng là một dải mô kết nối các xương với nhau, giữ vai trò quan trọng trong việc định hình vòm cong bàn chân. Khi dây chằng lỏng lẻo, các xương bàn chân không được cố định tốt, dẫn đến mất vòm cong bàn chân.

Chênh lệch chiều dài của hai chân: Nếu 1 trong 2 chân dài hơn bên còn lại, bàn chân của bên chân dài hơn sẽ có vòm phẳng hơn nhằm tạo sự cân bằng. Mất cân bằng chiều dài chân có thể gây ra sự bất thường ở cột sống như vẹo cột sống.

Mất mô kết nối trong cơ thể do hội chứng hội chứng Ehlers-Danlos và hội chứng tăng động khớp. Các bệnh ảnh hưởng đến cơ và dây dần kinh như bại não, nứt đốt sống, loạn dưỡng cơ.

NHẬN BIẾT TRẺ MẮC HỘI CHỨNG BÀN CHÂN BẸT

Theo các Bác sĩ – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Thông thường trẻ dưới 2 tuổi đều có triệu chứng bàn chân bẹt, nhưng từ 3 tuổi trở lên, các vòm bàn chân sẽ bắt đầu được hình thành, vì vậy bố mẹ có thể bắt đầu kiểm tra cho con khi trẻ lên 3 tuổi, bằng cách:

Cách 1:

Làm ướt bàn chân của trẻ (bằng nước trắng hoặc nước có màu thì càng rõ), sau đó yêu cầu con đặt bàn chân để in lên một tờ giấy trắng, tờ bìa hoặc nền gạch sao cho có thể nhìn rõ dấu chân in. Nếu nhìn thấy dấu ấn của nguyên cả bàn chân trên bề mặt in thì có khả năng trẻ đã bị mắc chứng bàn chân bẹt. Tuy nhiên, nếu phần hình in có một khoảng trống nhỏ thành hình vòm cong thì bố mẹ có thể yên tâm.

Cách 2:

Cho trẻ dẫm chân lên cát, nếu cát lún và in hình bàn chân có đường cong thì chân trẻ bình thường và ngược lại, nếu trẻ in được cả bàn chân xuống cát thì có thể trẻ đã mắc chứng bàn chân bẹt.

Cách 3:

Dùng trực tiếp ngón tay của bố mẹ mình đặt xuống dưới gan bàn chân của trẻ khi trẻ đứng trên mặt phẳng, nếu các ngón tay bố mẹ không thể luồn được vào gan bàn chân của trẻ thì trẻ có thể đã mắc chứng bàn chân bẹt.

Chứng bàn chân bẹt khá phổ biến ở trẻ em Châu Á

NHỮNG ẢNH HƯỞNG VÀ BIẾN CHỨNG CỦA HỘI CHỨNG BÀN CHÂN BẸT

Người có bàn chân bẹt khi đi lại thì phần cạnh trong của bàn chân (phần vòm) có khuynh hướng áp xuống đất, dần dần sẽ khiến bàn chân bị biến dạng. Khi vận động chạy nhảy hoặc chơi thể thao, họ dễ bị té hoặc gặp chấn thương vì bàn chân không đủ linh động khi chạm đất, cùng lúc gót vẹo ra ngoài, chân đổ vào trong khiến khớp cổ chân, khớp gối cũng bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, chứng bàn chân bẹt còn gây ra những ảnh hưởng gián tiếp như:

Gây nên tình trạng biến dạng cho hệ xương khớp: Bàn chân có cấu tạo quay sấp quá mức, hoặc gót chân có biểu hiện vẹo ngoài sẽ làm thay đổi toàn bộ ở trục chi dưới, điều này sẽ dẫn đến tình trạng cẳng chân xoay vào trong và đầu gối di chuyển vào bên trong.

Làm lệch trục cột sống khiến người bệnh đau nhức liên tục kéo dài như tình trạng đau nhức khớp cổ chân, khớp bàn chân, khớp gối, khớp háng, từ đó sẽ dẫn đến tình trạng làm biến dạng, vẹo cột sống, đau lưng và cổ.

Xuất hiện cấu trúc bất thường ở ngón chân cái như là ngón cái bị đẩy về phía ngón sát bên, điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh đau gót chân, viêm cân gan chân.
Ngoài ra khiến dáng đi cũng xấu đi, bước chân vận động chậm lại nặng nề, thiếu tự tin có thể trở thành bị dị tật sau này.

Trẻ luôn trong tình trạng bị stress: trẻ thường hay cáu gắt, mệt mỏi, hay biếng ăn làm chậm quá trình trao đổi chất … do cơ thể trẻ đang trong trạng thái không được cân bằng.

Nếu trẻ có bàn chân bẹt, bạn có thể thấy góc cạnh mắt cá chân cong khá nhiều khi trẻ đứng quay mặt lại với bạn. Trẻ có thể phàn nàn về đau ở bàn chân, mắt cá hoặc đầu gối. Trẻ cũng có thể có những biểu hiện vụng về hoặc gặp khó khăn trong khi chơi thể thao.