Search
Thứ ba 14 Tháng Một 2025
  • :
  • :

Hỏi đáp bệnh học: Người bệnh Gout nên ăn những thực phẩm nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Nội dung bài viết

Chế độ ăn uống có sự ảnh hưởng rất lớn đến tiến triển của bệnh. Vậy người bị bệnh Gout nên ăn những thực phẩm nào giúp giảm các triệu chứng của bệnh?

Bệnh Gout là bệnh gì?

Có nhiều phương pháp điều trị để giảm những cơn đau do bệnh Gout gây ra, trong đó chế độ ăn uống có sự ảnh hưởng rất lớn đến tiến triển của bệnh do đó cần phải có chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp giảm các triệu chứng của bệnh. Vậy, bạn đã biết người bị bệnh Gout nên ăn thực phẩm nào chưa? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Định nghĩa về bệnh Gout

Theo Bác sĩ Trần Anh Tú hiện đang là GV Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Bệnh Gout hay còn gọi là bệnh Gút, Gout (gút) là một loại viêm khớp do rối loạn chuyển hóa purin trong thận khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Khi mắc bệnh gút, cơn đau cấp có thể xuất hiện nếu bạn bị thương, mắc bệnh cấp tính, phẫu thuật, ăn quá nhiều thức ăn hoặc uống rượu.. Bệnh có dấu hiệu đặc trưng là xuất hiện những cơn đau đột ngột giữa đêm gây sưng tấy ở khớp, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp ở chân khác (đầu gối, mắt cá chân, bàn chân) và ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay). Cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng thường rất hiếm.

Bệnh Gout vẫn có thể chữa trị được nhưng bệnh cũng dễ dàng tái phát trở lại khiến bạn có cảm giác khó chịu và thậm chí làm bạn bị stress và mất ngủ trong thời gian dài do đây là bệnh mãn tính.

Hỏi đáp bệnh học: Người bệnh Gout nên ăn những thực phẩm nào?

Người bệnh Gout nên ăn những thực phẩm nào?

Khi được chẩn đoán bệnh Gout bạn sẽ được bác sĩ khuyên về việc thay đổi chế độ ăn và thói quen sinh hoạt. Sau đây là những thực phẩm bác sĩ khuyến cáo bạn nên sử dụng sẽ giúp cho việc điều trị những cơn đau kéo dài, sưng đỏ giảm đi đáng kể. Đó là:

Vitamin C

Theo nghiên cứu, Vitamin C là một chất chống oxy hóa giúp cơ thể tự bảo vệ trước các phân tử gốc tự do gây hại, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Gout. Không những vậy, Vitamin C còn là một loại vitamin thiết yếu giúp cơ thể củng cố, sửa chữa và duy trì các mô khỏe mạnh. Cho nên vì thế nó là loại vitamin mà người bị bệnh Gout nên ăn.

Sản phẩm có chiết xuất từ bromelain

Bromelain được sử dụng để điều trị viêm khớp, viêm xoang và các loại viêm khác, là một enzyme được chiết xuất từ cây dứa có đặc tính kháng viêm. Vì thế, Bromelain được dùng như một chất giúp điều trị bệnh Gout hiệu quả.

Trong dứa có chứa Bromelain, có thể sản xuất và sử dụng dưới dạng viên nén hoặc viên nang với hàm lượng cụ thể tùy vào mục đích sử dụng.

Axit béo omega 3 còn có tên gọi khác là dầu cá có khả năng làm giảm viêm hiệu quả đối với người bị bệnh Gout.

Gừng

Trong gừng có chứa hàm lượng gingerol dồi dào không những có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhức các khớp do bệnh Gout gây ra mà còn giúp cho máu lưu thông tốt hơn, nhờ đó làm các khớp bị gút bớt sưng phù, đặc biệt là gừng đỏ.

Tổng hợp một số thực phẩm người bệnh Gout nên sử dụng

Dịch Chiết xuất từ lá ổi

Lá ổi có vị đắng, chát có khả năng cầm máu, nhuận tràng, trị tiêu chảy, kháng viêm tốt… Trong lá ổi có chứa tanin, vitamin, tinh dầu, axit maslinic, axit guajava lic… dùng điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, chống viêm, chống sưng, cầm máu rất hiệu quả. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho biết chiết xuất từ lá ổi có thể chống gút.

Củ nghệ

Trao đổi với Hỏi đáp bệnh học, Bác sĩ Tú cho biết thêm: Không chỉ là một loại gia vị dùng trong nhà bếp mà củ nghệ còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong nghệ chứa curcumin có tác dụng giảm viêm do căn bệnh viêm khớp gây ra, cũng như các bệnh viêm khác. Đây là một thực phẩm có khả năng trong việc điều trị gút hiệu quả, các chế phẩm chứa hoạt nano nghệ có thể làm giảm nồng độ axit uric trong cơ thể rất có lợi mà người bị gút nên ăn.

Trái cherry

Cherry có chứa nhiều vitamin C, một trong những chất kháng viêm được đề cập ở trên. Nó làm giảm nồng độ axit uric trong máu đồng nghĩa với việc giảm khả năng phát triển bệnh gút và giảm các cơn đau do gút gây ra. Hơn nữa, trong trái cherry có thành phần chống oxy hóa có tác động đến hệ thống miễn dịch, làm giảm các tấn công của bệnh gút.

Cà phê

Cà phê có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa bởi hợp chất phenol (axit chlorogenic) nếu uống 1-2 tách/ngày. Cà phê còn có khả năng làm giảm nồng độ axit uric thông qua việc bài tiết của cơ thể. Người bệnh gút uống cà phê giúp cân bằng lượng axit uric trong máu, hạn chế sự lắng đọng tinh thể urat, giúp cải thiện bệnh viêm khớp hiệu quả.

Ngoài ra, người bị bệnh Gout cần phải bổ sung trong thực đơn những thực phẩm giàu chất xơ như dưa leo (dưa chuột), củ sắn, cà chua… trong bữa ăn hằng ngày. Bên cạnh đó, cần phải duy trì thói quen uống nước từ 2,5–3 lít nước mỗi ngày, những loại nước khoáng không ga, có độ kiềm cao có thể giúp giảm nguy cơ bị sỏi thận. Hạn chế uống rượu bia, trà… và duy trì cân nặng hợp lý bạn hoàn toàn có khả năng khống chế bệnh và có cuộc sống sinh hoạt gần như bình thường.

Nguồn: benhchuyenkhoa.edu.vn tổng hợp