Search
Thứ Hai 25 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Chuyên gia hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân phẫu thuật ung thư đại tràng 

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Người bệnh đại tràng, trực tràng, đặc biệt là người bệnh ung thư, sau khi phẫu thuật thường không muốn ăn, vì vậy chế độ chăm sóc sau phẫu thuật rất quan trọng.

Chuyên gia hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân phẫu thuật ung thư đại tràng 

Chuyên gia hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân phẫu thuật ung thư đại tràng 

Nội dung bài viết

Vì sao sau khi phẫu thuật cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân?

Ung thư đại tràng là nỗi ám ảnh đáng sợ đối với nhiều người bệnh vì nó là 1 trong 4 loại ung thư có tỷ lệ tử vong cao nhất. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tỷ lệ chữa khỏi lên tới 90%.

Có nhiều phương pháp phẫu thuật đại tràng. Mỗi loại phẫu thuật đều ảnh hưởng đến khả năng dinh dưỡng của người bệnh. 2-3 ngày sau khi phẫu thuật cắt đoạn đại tràng nên nuôi dưỡng thông qua đường tĩnh mạch. Điều này rất có lợi để vết mổ cũng như miệng nối đại tràng liền tốt.

Giai đoạn đầu sau khi mổ bệnh nhân có thể ăn được không?

Khi người bệnh bắt đầu ăn, sẽ bắt đầu với nước hầm xương, nước trái cây và các loại thức ăn rất dễ tiêu hóa. Trong thực đơn hàng ngày có thể cần phải tránh một số loại thực phẩm có hại đồng thời cần cung cấp một số thực phẩm cần thiết để cung cấp năng lượng.

Người bệnh có thể phải hạn chế một cách tạm thờic ác loại thực phẩm sau đây: da và vỏ trái cây, sữa, chất xơ ngũ cốc, đậu và đậu Hà Lan, kẹo, chất béo và thực phẩm chiên xào, tránh các loại hạt, các loại trái cây sấy khô như mận, nho khô và quả mọng, tránh các loại rau tạo ra khí như bông cải xanh, cải ngọt, cải bắp, cải brussel, cải xoăn.

Cần một chế độ ăn uống dư lượng thấp gồm bánh, bánh mì, các loại mỳ ống, nước trái cây, nho, chuối, dưa hấu, nước quả bí, cocktail trái cây, ăn rau nấu chín hoặc rau xay nhuyễn như củ cải đường, ớt chuông, dưa chuột (không ruột), cà tím, đậu xanh, nấm, bí đao, bầu; ăn thịt nấu chín nhừ, cá, trứng.

Sau khi phẫu thuật đại tràng khả năng của người bệnh để phân hủy sữa có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn bị thay đổi. Trung tiện nhiều lần, chuột rút và tiêu chảy là một số biểu hiện thường gặp ở những người uống sữa sau mổ cắt khi đoạn đại tràng. Người bệnh có chế độ ăn uống kiêng phù hợp có thể làm giảm hoặc mất hẳn các triệu chứng trên sau khi phẫu thuật ung thư đại tràng.

Ở gia đoạn phục hồi thực hiện theo chế độ ăn uống đảm bảo cho sức khỏe

Ở gia đoạn phục hồi thực hiện theo chế độ ăn uống đảm bảo cho sức khỏe

Ở giai đoạn hồi phục có thể cho người bệnh ăn gì để mau chóng lấy lại sức khỏe?

Theo Chuyên gia Y Dược giảng dạy Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Khi người bệnh dần phục hồi, có thể bắt đầu thực hiện theo chế độ ăn uống đảm bảo cho sức khỏe nói chung và công tác phòng chống ung thư thông qua việc lựa chọn và kết hợp điều phối nhiều loại thức ăn, chứa nhiều calo, albumin và giàu vitamin như các loại cá, thịt nạc, sữa, nấm, các loại quả, hạt, dầu cá, các chế phẩm từ sữa (mỗi ngày nên uống 1 – 2 cốc sữa) và từ các loại rau xanh. Thức ăn nhiều protein sẽ cung cấp cho người bệnh nhiều axit amin. Các loại axit amin có tác dụng ức chế sự phát triển tế bào ung thư.

Đối với người bệnh ung thư đại tràng do không muốn ăn nên không có đủ chất dinh dưỡng, cơ thể suy yếu, việc chọn lựa thức ăn lại càng cần đặc biệt chú ý, thức ăn phải được coi trọng như việc dùng thuốc thậm chí còn phải được quan tâm và chú ý hơn. Lựa chọn thức ăn hợp lý là một cách bồi bổ dinh dưỡng cho cơ thể. Nên ăn phong phú các loại thực phẩm nhưng thức ăn phải được chế biến càng đơn giản càng tốt, chủ yếu là ăn món luộc, hấp, ăn các thức ăn dễ tiêu, lỏng, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Thức ăn nên được nấu chín kỹ, với các thực phẩm có xơ khó tiêu nên xay nhỏ, lọc bỏ xơ. Chia làm 5-6 bữa/ ngày, ăn nhẹ, tránh ăn quá no hoặc để bụng quá đói. Sau khi ăn cần nghỉ ngơi, không lao động quá sức.

Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bữa ăn như glucid, protein, vitamin, khoáng chất để tăng cường sức khỏe và khả năng đề kháng của cơ thể. Tránh các loại quả chua, dưa chua, gia vị cay nóng, các chất kích thích vì gây kích thích các vết loét. Tránh ăn các thức ăn quá khô, cứng. Tuyệt đối không sử dụng rượu, thuốc lá, chất kích thích.

Một chế độ ăn uống thích hợp để phòng tránh ung thư đại tràng là gì?

Để phòng ngừa ung thu đại tràng, bạn nên có một chế độ ăn uống lành mạnh như sau:

  • Không ăn quá nhiều thịt, chất béo có nguồn gốc từ đạm động vật.
  • Bổ sung đầy đủ chất xơ từ lúa mạch, trái cây, rau tươi… Những chất này làm loãng chất sinh ung thư trong phân, làm giảm thời gian ứ đọng phân trong lòng ruột, đồng thời sinh ra những vi khuẩn có lợi cho ruột.
  • Bổ sung thêm vitamin E, C, và A và canxi.
  • Có chế độ sinh hoạt năng động, luyện tập thể dục thể thao. Một nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân ung thư ruột ở giai đoạn III đã mổ, luyện tập aerobic thường xuyên có thể góp phần làm giảm nguy cơ tái phát.

Nguồn: Bệnh chuyên khoa