Nội dung bài viết
Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh lý có nhiều biến chứng nguy hiểm đến các cơ quan khác trong cơ thể. Vì vậy, người bệnh nên biết sớm những dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường.
- Bác sĩ tư vấn 3 loại xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường
- Những yếu tố cảnh báo có nguy cơ mắc bệnh tiền tiểu đường là gì?
- Cách giúp bạn kéo dài tuổi thọ khi bị đái tháo đường type 2
Dấu hiệu cảnh báo bệnh bệnh tiểu đường cần biết
Có nhiều người, bản thân mình đã mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nhưng lại không hề hay biết cho đến khi phát hiện bằng cách thử đường huyết thì bệnh đã tiến triển rất nhanh và để lại nhiều biến chứng cho người bệnh. Do đó, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội đang giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho rằng, để sớm nhận biết được mình có mắc bệnh tiểu đường hay không, các bạn cần phải quan sát và cảnh giác với 5 triệu chứng cảnh báo bệnh tiểu đường của cơ thể sau đây:
Dấu hiệu 1: Nhiễm trùng lợi hoặc viêm nhiễm
Lợi bị viêm hoặc bị nhiễm trùng là một trong các bệnh thường gặp hiện nay, có thể là dấu hiệu sớm của tiểu đường týp 2. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, những người bị bệnh lợi đặc biệt là những người bệnh nặng có nguy cơ bị tiểu đường (cả được chẩn đoán và không được chẩn đoán) và tiền tiểu đường cao hơn những người không bị bệnh lợi.
Bệnh tiểu đường và bệnh lợi có mối liên quan với nhau không phải là mới và xuất hiện theo cả 2 cách: bệnh này làm tăng nguy cơ phát triển của bệnh kia và ngược lại.
Dấu hiệu 2: Da bạn có biểu hiện đổi màu
Theo các giảng viên tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết: Nếu bạn thực sự mắc bệnh tiểu đường, bạn có thể quan sát kỹ và nhận thấy rằng ở sau cổ của bạn có sự thay đổi màu da sẫm. Thuật ngữ chuyên môn gọi tình trạng này là acanthosis nigricans, và đây thường là dấu hiệu của đề kháng insulin – mất độ nhạy với loại hormon mà cơ thể sử dụng để điều chỉnh đường – có thể thực sự dẫn đến tiểu đường.
Trong một số trường hợp hiếm, việc sử dụng một số nhất định và các chế phẩm bổ sung, gồm thuốc viên kiểm soát sinh và cortocosteroid có thể là nguyên nhân khiến người bệnh mắc phải acanthosis nigricans. Acanthosis nigricans còn có thể gây nang buồng trứng, hormon hoặc rối loạn tuyến giáp, ung thư…
Có những dấu hiệu cảnh báo bệnh bệnh tiểu đường nào?
Dấu hiệu 3: Bàn chân có cảm giác lạ
Qua chuẩn đoán, có đến gần 20% số người mắc bệnh tiểu đường bị một số tổn thương thần kinh liên quan đến căn bệnh mãn tính này. Trong giai đoạn đầu, bạn có thể cảm thấy tê ngứa ở chân hoặc giảm độ nhạy, mất thăng bằng. Tuy nhiên, tình trạng này có thể không đáng kể.
Việc bàn chân có cảm giác lạ cũng do một số nguyên nhân đơn giản gây ra như: đi giày cao gót, đứng một chỗ quá lâu…. Nhưng cũng có thể do một số tình trạng nghiêm trọng khác gây ra như: xơ cứng rải rác. Do đó, khi bàn chân xuất hiện những cảm giác lạ này, bạn cần phải đi khám bác sĩ để được chuẩn đoán và đưa ra cách chữa trị kịp thời.
Dấu hiệu 4: Nghe không rõ, nhìn mờ
Võng mạc có thể bị tổn thương và hàm lượng các chất dịch xung quanh nhãn cầu thay đổi khi đường huyết tăng cao và khiến cho bạn nhìn bị mờ hoặc suy giảm thị lực. Tình trạng này có thể được phục hồi nếu đường huyết trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn mắc bệnh tiểu đường và không được kiểm soát trong thời gian dài thì tổn thương có thể là vĩnh viễn, không thể phục hồi.
Không chỉ thế, đường huyết cao còn khiến cho các tế bào dây thần kinh trong tai bị tổn thương và gây suy giảm thính lực.
Dấu hiệu 5: Thường xuyên ngủ trưa dài
Một đánh giá khoa học chỉ ra rằng, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thường gặp ở những người thường xuyên ngủ trưa dài cao hơn 45% so với những người không ngủ hoặc ít ngủ trưa.
Tuy nhiên, ngủ trưa dài không phải là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường mà đó có thể là một dấu hiệu cảnh báo những rối loạn bên trong cơ thể như: thiếu ngủ, trầm cảm hoặc ngưng thở khi ngủ…. Những tình trạng rối loạn này có sự liên quan tới tăng nguy cơ bị tiểu đường.
Một số biến chứng của tiểu đường gây ra và cách phòng tránh
Bệnh tiểu đường là một trong các bệnh chuyên khoa nội tiết có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe lâu dài nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, không thực hiện các biện pháp kiểm soát đường huyết thì nguy cơ gặp biến chứng càng cao.
- Tiểu đường có thể gây ra một số các biến chứng như: gây tàn tật hoặc các bệnh về tim và đột quỵ, thậm chí đe dọa tính mạng của bệnh nhân.
- Nếu hàm lượng glucose máu tăng cao không kiểm soát làm tăng khả năng xơ vữa động mạch, gây hẹp và tắc nghẽn mạch máu bởi chất béo. Tình trạng này làm giảm lượng máu cung cấp cho tim, gây đau thắt ngực.
- Hàm lượng glucose cao cũng làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu ở tim và não, dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.
- Mức đường huyết cao cũng gây tổn thương các mạch máu nhỏ trong hệ thần kinh. Điều này có thể gây ngứa, tê và đau rát ngày càng tăng ở các ngón tay, ngón chân dẫn đến loét chân.
Bệnh tiểu đường rất nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời
Để kiểm soát và phòng ngừa bệnh tiểu đường thì bạn cần phải xây dựng một chế độ ăn cân bằng, đây là một chìa khóa vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, người bệnh cần thường xuyên vận động, luôn giữ đường huyết ở mức ổn định và nên ăn các loại thực phẩm giàu tinh bột tự nhiên, chẳng hạn như khoai tây, thịt, cá, trứng, đậu Hà Lan, đậu và các loại hạt…. và nên tránh xa một số thực phẩm, trái cây có hàm lượng đường cao. Vì vậy, các chuyên gia tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur khuyến cáo người mắc tiểu đường nên có chế độ sinh hoạt ăn uống hợp lý và thăm khám định kỳ! Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Nguồn: Bệnh học chuyên khoa tổng hợp.