Search
Thứ Ba 19 Tháng Ba 2024
  • :
  • :

Viêm tụy mạn tính: biểu hiện và biến chứng dễ gặp

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:

Nội dung bài viết

Viêm tụy mạn tính hiện nay đang là một căn bệnh nguy hiểm với mức nguy hiểm có thể gây ra tử vong với dự báo tỷ lệ tử vong có thể tới 50% trong vòng 20 – 25 năm.

Tụy là một tuyến thuộc bộ máy tiêu hóa của con người

Tụy là gì? Chức năng của tụy?

Tụy là một cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, hình chiếc lá.

Chức năng nội tiết của tụy là tiết ra các hormone duy trì nồng độ glucose trong máu; nếu insulin do tụy tiết ra quá ít hay các mô cơ thể có sự đề kháng, lượng đường trong máu tăng lên gây ra đái tháo đường. Đối với chức năng ngoại tiết, tụy sản xuất ra các men tiêu hóa, theo ống tụy cùng với dịch mật đổ vào tá tràng, phân giải thức ăn thành các phân tử dinh dưỡng để hấp thu vào trong máu.

Nguyên nhân viêm tụy mạn tính

Bệnh viêm tụy mạn tính là một loại bệnh mãn tính. Một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh viêm tụy mạn tính là do nghiện rượu nặng và lâu dài. Ước tính cho thấy trường hợp viêm tụy mạn tính ở người lớn do sử dụng đồ uống có cồn gây ra chiếm khoảng 70%.

Các nguyên nhân tiềm ẩn khác và các yếu tố nguy cơ của viêm tụy bao gồm: chuyển hóa chất độc: các nguyên nhân liên quan đến chuyển hóa chất độc và các yếu tố nguy cơ của viêm tụy mạn tính bao gồm:

  • Suy thận mạn, tăng lipid máu và tăng triglycerid máu, tăng calci huyết, chất độc và các loại thuốc khác nhau như statin, steroid, axit valproic, thuốc tránh thai và interferon;
  • Bệnh tự phát (nguyên nhân không rõ);
  • Do sự di truyền: có liên quan đến đột biến gene, bao gồm gene PRSS1 (gọi là viêm tụy di truyền), CFTR và SPINK1;
  • Các bệnh tự miễn: các nguyên nhân tự miễn của viêm tụy mạn liên quan đến vấn đề tự miễn tại mô tụy, các bệnh tự miễn khác bao gồm: bệnh viêm ruột, hội chứng Sjögren và xơ gan mật;

Ngoài ra việc không điều trị dứt điểm viêm tụy cấp tính nặng, khiến tái phát thành viêm tụy mạn tính; một số thủ thuật ngoại khoa, bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như sởi (ít gặp), dị dạng tụy hay ruột; sự tắc nghẽn của tuyến tụy: bao gồm các tình trạng tắc ống tụy, như khối u, tụy đôi bẩm sinh (không có ống tụy) và các rối loạn liên quan đến cơ vòng Oddi… cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tụy mạn tính.

Đau bụng – dấu hiệu điển hình của viêm tụy mạn tính

Biểu hiện bệnh viêm tụy mạn tính

Một trong các triệu chứng điển hình của bệnh viêm tụy mạn tính là đau bụng, đau lưng. Các cơn đau thường âm ỉ, kéo dài và đau bụng thường biến mất khi bệnh trở nên nặng hơn. Do đó, khi thấy cơn đau bụng biến mất trong viêm tụy mạn là một dấu hiệu xấu bởi có thể nó đồng nghĩa với việc tụy đã ngừng hoạt động.

Một số triệu chứng khác trong viêm tụy mạn đó là sút cân, thiếu chất dinh dưỡng hoặc xuất huyết dẫn đến thiếu máu hoặc tổn thương gan gây vàng da hoặc tiêu chảy, phân có mỡ, sốt, buồn nôn, nôn, suy nhược, đi tiểu thường xuyên hoặc mờ mắt do thiếu insulin dẫn đến bệnh tiểu đường là do những biến chứng do viêm tụy mạn lâu dài gây ra.

Biến chứng của viêm tụy mạn

Theo Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung – GV Cao đẳng Dược cho biết: Bệnh viêm tụy mạn là sự phá hủy, xơ hoá nhu mô tụy, tổn thương lan toả hoặc khu trú thành từng ổ. Có thể gây canxi hoá lan toả hoặc canxi hoá khu trú ở ống tụy làm hẹp lòng ống tụy làm suy giảm chức năng nội tiết và ngoại tiết của tụy. Hậu quả lớn nhất của viêm tụy mạn là hạn chế hoặc không sản xuất insulin dẫn đến bệnh đái tháo đường không đảm bảo chức năng tiết men tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn, dẫn đến người bệnh suy dinh dưỡng hoặc gây nên các hậu quả của bệnh đái tháo đường (tổn thương mắt, tăng huyết áp, loét bàn chân…).

Điều đáng quan ngại nhất của viêm tụy mạn tính là gây tử vong. Theo một số dự báo, có tới 4% phát triển thành ung thư tụy trong 20 năm.

Nguyên tắc điều trị

Để giảm đau và phòng ngừa các triệu chứng tái phát của bệnh viêm tụy mạn tính, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn kiêng, hạn chế chất béo, chia nhỏ các bữa ăn (nhưng thường xuyên hơn) và hạn chế caffeine. Đặc biệt, tuyệt đối không uống rượu vì rượu thường làm thúc đẩy những đợt viêm cấp. Nên tránh dùng thuốc ngủ nếu có thể.

Cuối cùng, chỉ định can thiệp ngoại khoa cần cân nhắc sớm trong các trường hợp viêm tụy do tắc nghẽn, giúp bảo tồn phần nào nhu mô tụy lành lặn còn lại. Có thể chuyển sang phẫu thuật khi các biện pháp trên thất bại.

Nguồn: benhchuyenkhoa.edu.vn tổng hợp