Search
Chủ Nhật 22 Tháng Mười Hai 2024
  • :
  • :

Vi khuẩn HP: Nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Vi khuẩn HP lây nhiễm từ người sang người, đặc biệt trẻ em là nhóm dễ bị nhiễm nhiều nhất do hệ miễn dịch của họ thường yếu. HP cũng đứng đầu là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em.

Nội dung bài viết

Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori là gì?

Theo các bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM, Helicobacter pylori (HP) là một loại xoắn khuẩn gram-âm, tồn tại trong và dưới lớp niêm của niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn này sống được trong môi trường axit của dạ dày và sản xuất enzyme urease để trung hòa axit. HP thường phát triển ở lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày và có khả năng gây viêm loét dạ dày mãn tính mà không tạo ra các triệu chứng rõ ràng.

Nhiễm khuẩn HP đề cập đến tình trạng dạ dày bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.

Triệu chứng khi nhiễm Helicobacter pylori

Triệu chứng khi nhiễm Helicobacter pylori bao gồm

  • Đau bụng hoặc nóng rát trong bụng.
  • Buồn nôn.
  • Ói mửa.
  • Thường xuyên ợ hơi, đầy hơi.
  • Sụt cân.
  • Khó nuốt.
  • Phân có máu hoặc phân đen màu hắc ín.
  • Chất nôn có máu, màu đen hoặc giống như bã cà phê.

Nguyên nhân

Vi khuẩn H. pylori chủ yếu lây từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hoặc chất phân, và cũng có khả năng lan qua nước chưa được xử lý. Khi xâm nhập cơ thể qua đường miệng, H. pylori di chuyển vào hệ tiêu hóa, tận dụng môi trường dạ dày và acid để tồn tại. Vi khuẩn này tạo ra enzyme giúp tạo ra một vùng đệm có độ acid thấp cho chính nó.

Trẻ em có nhiều cách dễ tiếp xúc với vi khuẩn, chẳng hạn như ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, uống nước nhiễm khuẩn, hoặc tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm, ví dụ như khi hôn, sử dụng chung đồ ăn hoặc bàn chải đánh răng.

Xét nghiệm tìm H.Pylori như thế nào?

Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết, Xét nghiệm để tìm Helicobacter pylori có thể thực hiện qua các phương pháp sau:

Xét nghiệm xâm lấn cần có nội soi:

  • Sinh thiết và mô học: Lấy mẫu mô từ niêm mạc dạ dày để kiểm tra dưới kính hiển vi.
  • Test urease nhanh (clo test): Kiểm tra khả năng urease của vi khuẩn trên mẫu sinh thiết.
  • Cấy vi trùng: Gieo mẫu để phát hiện sự tồn tại của vi khuẩn và xác định độ nhạy của chúng đối với các loại kháng sinh.
  • PCR tìm DNA vi trùng: Phân tích DNA để xác định có mặt của H. pylori.

Xét nghiệm không xâm lấn:

  • Tìm kháng nguyên trong phân: Phân tích phân để phát hiện kháng nguyên của H. pylori.
  • Test hơi thở tìm vi khuẩn HP: Đo hàm lượng urea trong hơi thở sau khi uống dung dịch chứa urea.

Khi nào xét nghiệm tìm HP được chỉ định:

  • Bệnh lý loét được xác định qua X-quang hoặc nội soi.
  • Biểu hiện mô học của lymphoma (MALT).
  • Đánh giá sau điều trị nhiễm HP, đặc biệt là trong các trường hợp:
    • Loét dạ dày có biến chứng như xuất huyết, thủng hoặc tắc.
    • Nghi ngờ về lymphoma.
    • Triệu chứng vẫn tồn tại sau điều trị, đặc biệt là khi có nhiễm H. pylori kéo dài.

Phòng ngừa viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn HP 

Để ngăn chặn nhiễm khuẩn Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày cho trẻ, bố mẹ cần tuân thủ những hướng dẫn sau:

  • Hạn chế sử dụng chung đồ ăn gia đình như chung bát nước chấm và giảm việc gắp thức ăn cho nhau.
  • Chú ý đến vệ sinh khi cho trẻ ăn tại các quán ăn ven đường để đảm bảo an toàn thực phẩm và dụng cụ ăn uống.
  • Diệt trừ ruồi, muỗi, gián, chuột; duy trì sự sạch sẽ của chén đũa và ngâm các dụng cụ ăn uống trong nước sôi.
  • Tránh hôn trẻ hoặc mớm đồ ăn cho trẻ để giảm rủi ro lây nhiễm.
  • Không nên sử dụng đũa cá nhân để trộn đồ ăn cho trẻ nhỏ.
  • Vệ sinh thú cưng như chó, mèo để ngăn chặn lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.
  • Hạn chế ăn đồ sống và thực phẩm lên men như mắm tôm, mắm ruốc vì chúng thường không được vệ sinh đúng cách.
  • Quyết định cần thiết để điều trị Helicobacter pylori nên dựa vào khám chuyên ngành tiêu hóa và tư vấn của bác sĩ, tránh những chi phí không cần thiết.
  • Nếu trẻ có triệu chứng, hãy đưa con đến khám chuyên khoa tiêu hóa để được tư vấn, kiểm tra và xác định liệu có cần điều trị hay không.

Tổng hợp bởi benhchuyenkhoa.edu.vn