Khi trẻ bị suy dinh dưỡng thực sự là điều khiến ba mẹ rất lo lắng. Rất nhiều trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng mà ba mẹ không hề hay biết hay các dấu hiệu rất khó nhận ra.
- Bạn có biết triệu chứng của một bệnh nhân loãng xưỡng là gì?
- Bệnh máu nhiễm mỡ là gì? Nguyên nhân nào gây nên máu nhiễm mỡ?
- Cùng Điều dưỡng Cao đẳng tìm hiểu triệu chứng đau nửa đầu là gì?
Trẻ em bị suy dinh dưỡng thường do nguyên nhân nào gây nên?
Nội dung bài viết
Suy dinh dưỡng là gì?
Theo trang tin tức Bệnh thường gặp được biết: Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể.
Nguyên nhân nào gây nên tình trạng suy dinh dưỡng?
Suy dinh dưỡng xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, nhưng đa số trường hợp là do kết hợp của 2 nguyên nhân sau:
1.Giảm cung cấp
- Không cung cấp đủ lương thực, thực phẩm
- Trẻ biếng ăn, ăn không đủ nhu cầu
- Thức ăn chế biến không phù hợp, năng lượng thấp
2.Tăng năng lượng tiêu thụ
- Trẻ bị bệnh kéo dài
- Nhiễm ký sinh trùng đường ruột
Tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng với thời gian ngắn
Biểu hiện của suy dinh dưỡng là gì?
Đơn giản nhất là dùng biểu đồ tăng trưởng đánh giá cân nặng của trẻ theo độ tuổi.
Trẻ được xem là có nguy cơ suy dinh dưỡng là không tăng cân trong 3 tháng liên tục. Đồng thời đường biểu đồ phát triển cân nặng đi theo hướng nằm ngang
Trẻ bị suy dinh dưỡng nếu đường phát triển nằm bên dưới đường chuẩn của biểu đồ.
Cách phòng tránh suy dinh dưỡng cho trẻ
- Cung ứng lương thực, thực phẩm đầy đủ cho trẻ.
- Cho trẻ bú ngay sau sinh và kéo dài từ 18 – 24 tháng
- Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý
- Vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ trẻ tránh các bệnh nhiễm trùng đường ruột, giun sán
- Lựa chọn thực phẩm tươi cho trẻ, hạn chế cho trẻ dùng thực phẩm chế biến sẵn.
- Nấu nướng thức ăn chín kỹ
Cần làm gì khi trẻ suy dinh dưỡng?
- Điều trị triệt để các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu chảy..
- Không nên lạm dụng kháng sinh, dùng kháng sinh đủ liều, đủ thời gian và theo đúng chỉ định của bác sĩ
- Chăm sóc dinh dưỡng tích cực trong thời gian bệnh và phục hồi dinh dưỡng sau thời gian bệnh
- Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần cho trẻ trên 2 tuổi
Nguồn: Bệnh chuyên khoa