Thiếu vitamin C có thể dẫn đến hình thành collagen và mô liên kết bị khiếm khuyết gây ra các triệu chứng như vết thâm tím, chảy máu chân răng, đốm đỏ trên da và đau khớp. Ngoài ra, thiếu vitamin C cũng làm cho các vết thương khó lành và có thể gây ra bệnh Scorbut nghiêm trọng.
- Tham khảo những cách giúp giảm huyết áp hiệu quả
- Những dấu hiệu bất thường cảnh báo hệ tiêu hóa có vấn đề
- Dấu hiệu nhận biết và điều trị bệnh tiểu đường type 1 như thế nào?
- Tìm hiểu về bệnh Scorbut
Bệnh Scorbut là tên gọi cho tình trạng thiếu hụt vitamin C, gây ra các triệu chứng như thiếu máu, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, chảy máu tự phát, đau đớn ở các chi đặc biệt là chân, sưng phù một số bộ phận của cơ thể và đôi khi gây viêm loét lợi và rụng răng.
Đây là một căn bệnh mãn tính và được xem là khá nghiêm trọng. Mặc dù hầu như mọi người hiện nay cho rằng đây là căn bệnh thuộc quá khứ, chỉ xuất hiện ở thời điểm thủy thủ phải đi trên biển trong nhiều tháng và thiếu hụt trái cây và rau tươi. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể tồn tại ngày nay. Bất kỳ ai không nạp đủ vitamin C vào chế độ ăn uống hàng ngày đều có nguy cơ mắc bệnh này.
- Những nguyên nhân gây bệnh Scorbut
Theo các bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur: Nguyên nhân gây bệnh Scorbut có thể bao gồm:
- Chế độ ăn uống không cân đối hoặc không đủ vitamin C: Thiếu hụt vitamin C là nguyên nhân chính gây ra bệnh Scorbut. Chế độ ăn uống không cân đối, thiếu rau xanh, hoa quả tươi và các nguồn thực phẩm giàu vitamin C có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin C trong cơ thể.
- Rối loạn hấp thu vitamin C: Một số rối loạn về tiêu hóa có thể làm giảm khả năng hấp thu vitamin C từ thực phẩm vào cơ thể.
- Tiêu thụ các chất có tác động phá hủy vitamin C: Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống co giật, thuốc chống ung thư hoặc thuốc chống dị ứng có thể giảm sự hấp thu hoặc phá hủy vitamin C trong cơ thể.
- Lão hóa: Lão hóa làm cho cơ thể khó hấp thu và sử dụng các vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin C.
- Hút thuốc lá: Các chất độc hại trong thuốc lá không chỉ làm giảm khả năng hấp thu vitamin C, mà còn cản trở quá trình tổng hợp collagen trong cơ thể.
- Dị ứng hoặc bệnh mãn tính: Các bệnh mãn tính hoặc dị ứng kéo dài có thể làm giảm khả năng hấp thu vitamin C trong cơ thể.
- Triệu chứng bệnh Scorbut
Ban đầu, các triệu chứng của bệnh Scorbut thường không rõ ràng và cụ thể như nhiều bệnh khác. Một số bệnh nhân có thể lầm tưởng rằng đó là dấu hiệu của bệnh cảm cúm thông thường.
Các triệu chứng của thiếu vitamin C thường xuất hiện sau khoảng 8-12 tuần. Những triệu chứng sớm bao gồm sự mất cảm giác đói, giảm cân, mệt mỏi, khó chịu và thờ ơ. Người bệnh nhân có thể bị thiếu máu, đau cơ hoặc xương, bị sưng hoặc phù nề, xuất huyết, có nhiều đốm nhỏ màu đỏ do chảy máu dưới da, lông tóc xoắn lại, chảy máu và viêm lợi, rụng răng, vết thương lâu lành, khó thở, thay đổi tâm trạng và bị trầm cảm trong vòng 1 đến 3 tháng.
Bệnh nhân cũng có thể có triệu chứng đau họng, viêm họng, khàn giọng, khó thở và ho khan. Bệnh nhân sẽ phát triển phù toàn thân, vàng da nặng, hồng cầu bị phá hủy (hay còn gọi là huyết tán) theo thời gian, sẽ bị chảy máu đột ngột và tự phát, đau thần kinh, sốt, co giật và có thể dẫn đến tử vong.
Trẻ sơ sinh mắc bệnh Scorbut sẽ trở nên lo lắng và dễ cáu kỉnh, đồng thời có thể có tư thế chân ếch do đau. Thiếu vitamin C cũng có thể hạn chế sự phát triển của xương dài ở cánh tay và chân, gây bệnh còi cọc. Ngoài ra, thiếu vitamin C cũng làm các mảng tăng trưởng trong xương bị cứng lại sớm. Bệnh Scorbut không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng như thiếu máu, đau tim hoặc tử vong. Bệnh nhân cũng có thể bị xuất huyết dưới màng xương, một loại chảy máu xảy ra ở hai đầu các xương dài.
- Phương pháp điều trị bệnh
Để điều trị được bệnh Scorbut, phương pháp chính là bổ sung lượng vitamin C hàng ngày và cách dễ dàng nhất là qua đường ăn uống. Liều khuyến cáo bổ sung vitamin C như sau: 1-2g mỗi ngày trong 2 đến 3 ngày đầu. Tiếp theo, uống 500mg mỗi ngày trong 7 ngày. Sau đó, bổ sung 100mg mỗi ngày trong vòng 1 đến 3 tháng.
Nếu điều trị hiệu quả, tình trạng xuất huyết dưới da và xuất huyết nướu răng sẽ ngừng trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên đối với tình trạng đau khớp, đau cơ, cần một vài tuần để thuyên giảm. Nếu bệnh nhân bị thiếu máu do suy dinh dưỡng, cần cải thiện chế độ ăn uống và sử dụng một số loại thực phẩm chức năng trong thời gian ngắn. Ngoài ra, những vấn đề liên quan khác như rối loạn ăn uống hoặc nghiện rượu cũng cần được giải quyết.
- Chế độ sinh hoạt để cải thiện tình trạng bệnh Scorbut
Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho hay, Chế độ sinh hoạt và ăn uống là yếu tố rất quan trọng để cải thiện tình trạng bệnh Scorbut. Để cải thiện bệnh, người bệnh nên tăng cường bổ sung vitamin C bằng cách ăn uống đầy đủ các loại trái cây tươi và rau xanh, đặc biệt là cam, chanh, dâu tây, kiwi, cà chua, cải xoăn, cải bó xôi, rau muống và bông cải xanh.
Đồng thời, người bệnh cũng cần hạn chế việc sử dụng thuốc lắc, rượu và thuốc lá vì chúng có thể gây ra tác dụng phụ và ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó, tập luyện và vận động đều đặn cũng là một phần quan trọng trong chế độ sinh hoạt để cải thiện tình trạng bệnh Scorbut. Tập luyện và vận động giúp cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe, giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng hơn.