Tình trạng sử dụng bia rượu quá nhiều hiện nay dẫn tới những tác hại nghiêm trọng của chúng đối với sức khỏe con người, đặc biệt đối là gười có sẵn bệnh nền mãn tính.
- Viêm tụy mạn tính: biểu hiện và biến chứng dễ gặp
- Cha mẹ nên chủ động phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
- Viêm dạ dày cấp và những điều cần biết
Nội dung bài viết
Tác hại của bia rượu đối với người bệnh gan
Uống rượu trong các bữa tiệc, các buổi liên hoan lễ hội đã trở thành thói quen của người Việt Nam trong dịp lễ hội. Nếu uống rượu đúng liều lượng, đúng cách sẽ có lợi cho sức khoẻ, ăn ngon miệng và tạo sự thăng hoa cho người uống. Ngược lại sẽ gây ra rất nhiều hệ luỵ trước mắt và lâu dài. Các nghiên cứu về gan cho biết trong những năm gần đây, số bệnh nhân phải nhập viện để điều trị bệnh về gan do uống rượu nhiều có xu hướng tăng lên.
Tác hại của bia rượu người bị bệnh tim mạch
Theo bác sĩ giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM, uống một chút rượu, đặc biệt là rượu vang đỏ trong bữa ăn rất có lợi cho sức khỏe tim mạch. Nhưng khi uống quá nhiều rượu thì lượng rượu càng cao sẽ gây hại cho tim mạch. Đặc biệt vào những ngày lễ tết hội hè là dịp để mọi người cùng nhau quây quần kèm theo là những buổi tiệc liên miên làm xáo trộn thói quen sinh hoạt hàng ngày hay vui chơi quá độ cũng sẽ khiến nhịp tim tăng nhanh, tăng gánh nặng cho quả tim, làm tăng huyết áp…
Tác hại của bia rượu đối với người bệnh tăng huyết áp
Dịp lễ hội, mọi người đều đi thăm họ hàng, gặp gỡ, không khí thường vui vẻ và ồn ào, dẫn đến nhịp tim tăng nhanh, tăng tốc độ lưu thông máu, khiến huyết áp tăng. Nếu uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp lên mức nguy hiểm. Hơn nữa, uống rượu làm cho tim đập nhanh, mạch máu co lại, huyết áp tăng và làm cho muối canxi đọng lại ở thành mạch, gây xơ cứng động mạch. Uống rượu lâu ngày càng dễ dẫn đến xơ cứng động mạch và huyết áp tăng cao.
Vì vậy, nếu bạn bị tăng huyết áp, tốt nhất nên tránh uống rượu hoặc uống rượu điều độ. Cũng phải lưu ý rằng, rượu có chứa calo nên có thể góp phần làm tăng cân không mong muốn – một yếu tố nguy cơ cao gây tăng huyết áp. Ngoài ra, rượu có thể giảm hiệu quả và làm tăng tác dụng phụ không mong muốn của một số loại thuốc huyết áp mà người bệnh đang dùng.
Tác hại của bia rượu người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng
Rượu kích thích niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày tiết nhiều axit hơn là nguyên nhân dẫn tới viêm loét dạ dày – tá tràng. Khi rượu và axit tích tụ trong dạ dày dẫn tới buồn nôn và nôn. Bác sĩ bệnh chuyên khoa cho biết những người thường xuyên uống rượu có thể bị viêm loét dạ dày. Ngoài ra, rượu cũng kích thích ruột non và đại tràng, khiến thức ăn di chuyển qua nhanh hơn, không được tiêu hóa kỹ. Kết quả là người uống rượu có thể bị tiêu chảy. Rượu cũng khiến chứng ợ nóng xảy ra mạnh hơn, bởi nó làm giãn cơ thực quản, khiến axit dạ dày hoặc hơi trong bụng trào ngược lên miệng.
Tác hại của bia rượu đối với người bệnh đái tháo đường
Lễ hội vui vẻ tiệc tùng các món ăn, đồ uống, bánh kẹo… là những món hấp dẫn, nhất là đồ ngọt chứa rất nhiều carbohydrate. Mỗi bữa tiệc uống chút rượu, ăn bánh ngọt lượng đường trong máu sẽ rất dễ tăng vọt nhanh chóng trong ngày. Hơn nữa rượu bia cũng kích thích vị giác, làm bệnh nhân ăn nhiều hơn, cũng là nguyên nhân tăng đường huyết.
Nguy hiểm của rượu đối với người có bệnh mạn tínhRượu làm tăng tác dụng phụ không mong muốn của thuốc huyết áp.
Ngoài ra một số loại thuốc viên điều trị đái tháo đường týp 2 có tác dụng kích thích tế bào tụy tiết insulin như nhóm sulphonylureas và megglitinides khi dùng chung với rượu có thể gây hạ đường huyết quá mức, nếu không phát hiện để cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong. Điều nguy hiểm là hai tình trạng say rượu và hạ đường máu có nhiều biểu hiện giống nhau (mệt mỏi, đau đầu, run tay), nên có thể không phân biệt được để có cách xử trí kịp thời.
Lời khuyên của bác sĩ
Rất khó để tránh khỏi việc phải uống nhiều rượu bia tiếp khách, tuy nhiên nếu biết giới hạn vừa đủ, chúng ta hoàn toàn có thể tránh được các rủi ro do rượu gây ra. Theo khuyến nghị, mức rượu tiêu thụ trung bình được coi là điều độ: Nam giới dưới 65 tuổi 2 đơn vị một ngày; nam giới từ 65 tuổi trở lên 1 đơn vị mỗi ngày; phụ nữ ở mọi lứa tuổi 1 đơn vị mỗi ngày. 1 đơn vị rượu uống được quy định là 355ml với bia (khoảng 1 lon hoặc 1 cốc bia), hoặc 148ml rượu vang hoặc 44ml rượu mạnh (rượu từ 40% alcohol).
Ngoài ra, để sử dụng rượu một cách an toàn, theo lời khuyên từ bác sĩ giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh người có sẵn bệnh nền cần: Cố gắng kiểm soát lượng uống ở mức nguy cơ thấp nhất trong một lần uống. Nên uống từ từ, kết hợp vừa ăn vừa uống, uống xen kẽ với nước lọc. Phải uống rượu, bia rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng. Tuyệt đối không điều khiển phương tiện cơ giới sau khi uống rượu bia. Sau khi uống, không nên tham gia vào các hoạt động ngoài trời hoặc ở những nơi nguy hiểm, không an toàn (dễ bị ngã, va chạm, chấn thương…)