Sử dụng thuốc an thần giúp bạn có được giấc ngủ tốt hơn nhưng nếu lạm dụng nhiều sẽ gây nghiện. Cùng theo dõi những điều cần lưu ý khi sử dụng loại thuốc gây nghiện thông qua chia sẻ dưới đây
- Tham khảo những cách giúp giảm huyết áp hiệu quả
- Những dấu hiệu bất thường cảnh báo hệ tiêu hóa có vấn đề
- Dấu hiệu nhận biết và điều trị bệnh tiểu đường type 1 như thế nào?
Đối tượng nào cần sử dụng thuốc an thần
Theo các bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, những đối tượng nào cần sử dụng thuốc an thần:
- Người thường xuyên mất ngủ, căng thẳng hay stress
- Lo âu quá mức, thậm chí biến thành những cơn hoảng sợ dẫn tới mất ngủ thời gian dài, hoang tưởng
- Người mắc bệnh động kinh.
- Những người cần phải gây mê để an thần trước khi nội soi, hay những trường hợp bệnh nhân không hợp tác khi chụp cộng hưởng từ.
- Bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm, tự kỷ cũng được sử dụng các loại thuốc an thần này
- Điều trị trường hợp kích động đập phá, chống đối gây các hành vi nguy hiểm.
Nhóm thuốc an thần gây ngủ là những thuốc có tác dụng an thần giải lo (khi dùng liều thấp) và gây ngủ (dùng liều cao hơn). Nếu lạm dụng hoặc dùng không đúng sẽ gây nghiện. Điển hình là các loại thuốc:
- Barbiturat, Amobarbital, Butabarbital, Immenoctal, Secobarbital…
- Thuốc Phenobarbital và Thiopental
- Thuốc kháng histamin như; Doxylamin, Promethazin, Alimemazin…
- Levomepromazin
- Olanzapin
Những lưu ý khi sử dụng thuốc an thần
Theo các bác sĩ bệnh chuyên khoa cho biết, khi sử dụng thuốc an thần cần lưu ý những điều sau
- Không nên dùng thuốc trong thời gian dài, cụ thể là lâu hơn 3 tuần. Trước khi sử cần cần có sự tư vấn của bác sĩ để đảm bảo an toàn
- Tránh các loại thuốc hóa chất, thay vào đó sử dụng các loại thảo dược.
- Sử dụng thuốc để có giấc ngủ ngon, bạn nên uống thuốc trước khi đi ngủ 20 – 30 phút.
- Không được sử dụng thuốc khi lái xe hoặc điều khiển máy móc
- Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, các chất kích thích có thể tăng tác dụng lên thần kinh gây lú lẫn
- Không sử dụng thuốc cho người mắc bệnh, người cao tuổi vì dễ dẫn đến liệt hô hấp gây tử vong.