Search
Chủ Nhật 28 Tháng Tư 2024
  • :
  • :

Nguyên nhân phổ biến gây sốt ở trẻ và cách xử trí tại nhà

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Sốt ở trẻ em bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất là bệnh hô hấp và truyền nhiễm…Vậy điều trị trình trạng này ở trẻ như thế nào đem lại hiệu quả tốt nhất?

Sốt ở trẻ em, nguyên nhân do đâu?

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết có thể phân ra hai nguyên nhân chính gây sốt ở trẻ:

Nhóm bệnh đường hô hấp:  Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây sốt ở trẻ là các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm đường hô hấp (viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi…).  Trong trường hợp này, trẻ có biểu hiện sốt kèm với ho, thở khò khè, sổ mũi kèm khạc đờm… Cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt, siro ho, uống nhiều nước và nhỏ mũi, rửa mũi giảm nghẹt cho trẻ. Nếu phát hiện trẻ có tình trạng kể trên kéo dài, sốt li bì, co giật… cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Nhóm bệnh truyền nhiễm:

+ Sốt phát ban: Nếu trẻ xuất hiện phát ban sau khi hạ sốt, phụ huynh có thể xác định con bị sốt phát ban. Lưu ý khi chăm sóc tại nhà, cha mẹ nên tắm rửa cho trẻ hàng ngày, mặc đồ thoáng mát, ăn uống bình thường và tăng cường vitamin C.

+ Sởi: Nếu mắc sởi, trẻ xuất hiện phát ban kèm theo tình trạng sốt kéo dài, sốt cao không hạ, mắt đỏ, mũi chảy nước, ho, hắt hơi nhiều. Phụ huynh cần đưa trẻ đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

+ Sốt xuất huyết: Sốt xuất huyết thường xuất hiện nhiều trong giai đoạn giao mùa. Lưu ý tuyệt đối không cho con uống thuốc hạ sốt có chứa các chất gây xuất huyết như ibuprofen, aspirin.

+ Chân tay miệng: Khi thấy các dấu hiệu như sốt, tổn thương da (rát đỏ, vết ban ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông…), đau miệng, tăng tiết nước bọt… cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

+ Viêm màng não: Khi bé bị sốt, đau đầu, nôn ói, cổ gượng cứng, trẻ có nguy cơ bị viêm màng não và cần theo dõi y tế sớm nhất có thể.

Với những trẻ nhỏ hơn, phụ huynh cần lưu ý các triệu chứng như nôn ói, thóp sưng phồng bên cạnh các hiện tượng sốt, ho, sổ mũi. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ bị viêm màng não và cần được đưa đến bệnh viện ngay để được thăm khám.

Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ

Sốt là phản ứng của cơ thể chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn… vào cơ thể. Nếu trẻ xuất hiện hiện tượng sốt nhẹ, các bậc phụ huynh có thể tự chăm sóc trẻ tại nhà.

Tốt nhất nên sử dụng paracetamol để hạ sốt cho trẻ. Dược sĩ Cao đẳng dược TPHCM cũng lưu ý về liều lượng tương ứng với cân nặng của trẻ là 10-15 mg/kg trong khoảng thời gian 4-6 giờ/lần, không quá 5 lần trong vòng 24h. Tránh sử dụng kết hợp các loại thuốc cảm lạnh cùng với thuốc hạ sốt do nguy cơ quá liều.

Đối với thuốc hạ sốt paracetamol dạng viên đặt hậu môn, liều dùng khuyến cáo trong khoảng 10 – 20 mg/kg/liều, mỗi 4-6 giờ khi cần thiết, không quá 5 lần trong vòng 24h.

Đối với thuốc hạ sốt paracetamol dạng lỏng, cần đo liều thuốc với dụng cụ chuyên dụng để đảm bảo không bị quá liều khi cho trẻ sử dụng.

Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi chưa có đơn của bác sĩ.

Nếu trẻ sốt cao không hạ dù đã uống thuốc, kèm theo các biểu hiện bất thường như lừ đừ, nôn ói, co giật… cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Xử trí trẻ nôn sau khi uống thuốc hạ sốt

Theo bác sĩ bệnh chuyên khoa trẻ nôn sau khi uống thuốc là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 4 tuổi. Tùy từng thời gian từ khi trẻ uống thuốc đến khi trẻ nôn, có thể khiến trẻ phải dùng liều thuốc khác thay thế. Để có xử trí chính xác, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Nếu trẻ nôn sau khi uống thuốc hạ sốt từ 15 phút trở lên, không nên uống thêm liều do có thể làm tăng nguy cơ quá liều cho trẻ.

Để hạn chế tình trạng nôn sau khi uống thuốc, có thể dùng dạng viên đặt hậu môn để hạ sốt. Ngoài ra, cần lưu ý việc bù nước, điện giải và đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ khi chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà.