Search
Thứ Sáu 22 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Một số bệnh thường gặp ở tim

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Nội dung bài viết

Các bệnh tim mạch là một trong những bệnh lý thuộc nhóm bệnh không lây nhiễm nhưng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cao nhất trên toàn thế giới. Do đó, việc nâng cao kiến thức về nhóm bệnh lý này rất quan trọng để nhận biết sớm các triệu chứng cũng như phòng ngừa hiệu quả.

Một số bệnh thường gặp ở tim

Một số bệnh thường gặp ở tim

Bệnh tim mạch là bất kỳ vấn đề, rối loạn nào phát sinh ở tim, mạch máu và hệ tuần hoàn. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong toàn cầu. Các bệnh thường gặp ở tim mạch bao gồm: Các bệnh mạch máu như bệnh động mạch vành, bệnh viêm cơ tim, loạn nhịp tim và suy tim. Bệnh lý tim mạch xuất hiện âm thầm nhưng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Vì vậy, nếu mắc phải bất kỳ bệnh lý tim mạch nào, bạn cần mau chóng tuân thủ các can thiệp điều trị kịp thời. Để làm được điều đó, trước hết bạn cần nhận biết được một số bệnh thường gặp ở tim mạch và cách phòng chống. Hãy cùng Bệnh Chuyên Khoa tìm hiểu kỹ càng hơn qua bài viết sau đây nhé!

Một số bệnh thường gặp ở tim

1. Cao huyết áp

Cao huyết áp (hay tăng huyết áp) là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Bệnh gây ra nhiều áp lực cho tim và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành,, nhồi máu cơ tim,…

Bệnh thường xảy ra khi áp lực máu lên thành động mạch cao hơn so với bình thường. Tăng huyết áp được định nghĩa là khi huyết áp tâm thu > 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương >= 90mmHg.

Bệnh thường không rõ nguyên nhân ở người trưởng thành (tăng huyết áp nguyên phát), chỉ có khoảng 10% các trường hợp là có nguyên nhân (tăng huyết áp thứ phát). Nguyên nhân của bệnh có thể được phát hiện thông qua khai thác tiền sử, khám lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng thường quy.

Một số trường hợp cao huyết áp cần lưu ý tìm kiếm nguyên nhân bao gồm: tăng huyết áp ở tuổi trẻ (<30 tuổi), tăng huyết áp kháng trị, tăng huyết áp tiến triển hoặc ác tính.

2. Bệnh van tim

Bệnh van tim xảy ra khi một hoặc nhiều van tim không thực hiện tốt chức năng đóng mở cho máu lưu thông theo một chiều. Có hai dạng thường gặp trong bệnh van tim, đó là bệnh hở van và hẹp van.

  • Hẹp van tim: Là tình trạng các lá van không thể mở ra hoàn toàn khi tim co bóp, làm cản trở quá trình lưu thông máu qua van. Bệnh xảy ra khi cấu trúc các lá van bị thay đổi, thay vì thanh mảnh, mềm mại như bình. Tim phải bơm mạnh hơn để buộc máu qua chỗ hẹp.
  • Hở van tim: Tim gồm 4 van tim:  van 2 lá, van 3 lá, van động mạch chủ và van động mạch phổi. Thông thường máu sẽ lưu thông theo một chiều, từ tĩnh mạch chạy về tim và đi ra động mạch mà không chảy theo chiều ngược lại nhờ các van tim. Nếu một trong bốn van này bị hở, sẽ khiến dòng máu bị chạy ngược trở lại buồng tim mỗi khi co bóp. Đó chính là bệnh hở van tim. Hở van thường là do van bị co rút, thoái hóa hoặc giãn vòng van, hay dây chằng van quá dài hoặc đứt dây chằng treo van tim. Khi hở van, tim phải làm việc nhiều hơn để bù đắp khối lượng máu bị thiếu hụt do trào ngược và xử lý khối lượng máu tồn dư cho lần co bóp tiếp theo.

Một số trường hợp bệnh van tim có thể gặp phối hợp cả hẹp và hở van tim và bệnh của nhiều van tim trong cùng một bệnh nhân.

Một số bệnh thường gặp ở tim

Một số bệnh thường gặp ở tim

3. Xơ vữa mạch máu

Xơ vữa động mạch là bệnh tác động đến động mạch (cũng như tĩnh mạch nếu nó được phẫu thuật di chuyển đến nơi khác để làm chức năng của động mạch). Bệnh có thể xảy ra ở nhiều hệ thống mạch như: Mạch cảnh, mạch vành, mạch chi dưới… và gây ra nhiều bệnh liên quan.

Bệnh có biểu hiện là thành mạch máu trở nên “xơ cứng” bởi các sang thương được gọi là mảng xơ vữa phát triển trong thành mạch. Vào giai đoạn muộn, mảng xơ vữa có thể gây hẹp lòng mạch và làm hạn chế lưu lượng máu trong đó. Nó cũng có thể vỡ ra và trôi theo dòng máu làm tổn thương các mô và cơ quan bên dưới.

Sự khởi đầu của việc tạo thành mảng xơ vữa có thể do tổn thương nội mạc mạch máu. Một số tác nhân có thể gây tổn thương nội mạc mạch máu như: Cao huyết áp, mức độ lipid cao trong máu, hút thuốc lá, đường huyết cao.

4. Thiếu máu cơ tim

Bệnh thiếu máu cơ tim (hay suy vành, thiếu máu cục bộ cơ tim) là tình trạng tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ mạch vành – mạng lưới mạch máu bao quanh tim, làm giảm lượng máu giàu oxy và chất dinh dưỡng đến nuôi dưỡng cơ tim và gây ra các cơn đau thắt ngực. , dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Thiếu máu cơ tim làm giảm khả năng bơm của tim, gây tổn thương cơ tim, nhiều trường hợp nếu không được tái tưới máu kịp thời, một vùng tim phía sau sẽ bị hoại tử dẫn đến loạn nhịp tim và nhồi máu cơ tim. Nguyên nhân của thiếu máu cow tim chủ yếu là do xơ vữa động mạch vành, chiếm hơn 90%.

Những biểu hiện của bệnh có thể dễ nhận biết hơn, bao gồm: đau vùng cổ hoặc hàm, đau vai hoặc cánh tay, nhịp tim nhanh, khó thở khi vận động cơ thể, buồn nôn và nôn, đổ nhiều mồ hôi, mệt mỏi. Các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện, phổ biến nhất là cơn đau ở vùng ngực, thường là phía bên trái của cơ thể (đau thắt ngực).

5. Nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim xảy ra khi đột ngột tắc hoàn toàn hoặc 1 phần 1 trong 2 nhánh mạch máu này hoặc cả 2 nhánh. Nếu 1 vùng cơ tim bị chết do thiếu máu, lúc này chức năng bơm máu của tim không còn toàn vẹn như trước gây nên các hậu quả như suy tim, sốc tim, đột tử do tim,…

Xơ vữa mạch máu là nguyên nhân thường gặp nhất. Tình trạng này xảy ra là do mảng xơ vữa tích tụ dần theo thời gian và bám vào thành mạch máu, thành phần cấu thành bao gồm cholesterol, canxi, mảnh vỡ tế bào. Ở những đối tượng có một số yếu tố nguy cơ như cao huyết áp, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, đái tháo đường góp phần thúc đẩy tổn thương mạch máu theo thời gian. Chính những rối loạn này làm thành mạch máu dễ bị các phân tử cholesterol lắng đọng và bám vào.

6. Viêm cơ tim

Bệnh viêm cơ tim là bệnh lý xảy ra khi cơ tim bị viêm bới các yếu tố nhiễm trùng, hóa chất hay nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời nguy cơ gây tử vong rất cao, thậm chí ở cả người khỏe mạnh, không bị bệnh tim.

Nguyên nhân bệnh viêm cơ tim là do sự xâm nhập của các loại siêu vi trùng tấn công cơ thể, nhất là siêu vi trùng Coxacki, do sử dụng một số loại thuốc nhất định hoặc do hóa chất, sự gia tăng hormone tuyến giáp. Bệnh ở giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu và triệu chứng. Khi tình trạng tiến triển nặng, dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện bao gồm: khó thở, ho, mệt mỏi, đau ngực, sưng chân, huyết áp cao, chóng mặt…

7. Suy tim

Theo BS Dương Trường Giang – Hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur CS TPHCM cho biết: Suy tim là tình trạng tim không đủ khả năng bơm để cung cấp máu đảm bảo cho các nhu cầu hoạt động của cơ thể. Suy tim là con đường chung cuối cùng của hầu hết các bệnh lí tim mạch. Người bệnh bị suy tim sẽ suy giảm khả năng hoạt động, suy giảm chất lượng sống, tùy từng mức độ sẽ cần sự hỗ trợ khác nhau. Ngoài ra người bệnh suy tim nặng sẽ đứng trước nguy cơ tử vong cao do các rối loạn nhịp và các đợt suy tim mất bù.

Mức độ suy tim của người bệnh được đánh giá dựa trên triệu chứng cơ năng và khả năng vận động gắng sức, chia làm 4 cấp độ. Và bệnh có mộ số triệu chứng biểu hiện như:

  • Khó thở, thường xảy ra khi gắng sức, thậm chí khi nằm hoặc tư thế đầu thấp.
  • Đau ngực thường xảy ra sau gắng sức, vị trí đau ở vùng ngực trái trước tim nhưng cũng có thể là cảm giác nặng ngực, tức ngực, ngực bị thắt nghẹn, bị ép, hiếm khi người bệnh có triệu chứng đau nhói như dao đâm.
  • Phù nề
  • Ho khan, khó khạc đờm
  • Mệt mỏi

Các biện pháp phòng ngừa bệnh tim mạch

Các biện pháp phòng ngừa bệnh tim mạch

Các biện pháp phòng ngừa bệnh tim mạch

Để phòng ngừa các bệnh về tim mạch bạn cần giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh, khi mệt phải đi kiểm tra tim mạch ngay, không làm việc quá sức, không để nhiễm hóa chất. Bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để giảm nguy cơ mắc bệnh tim:

  • Kiểm soát huyết áp.
  • Kiểm soát mức cholesterol và triglyceride (chất béo trung tính).
  • Kiểm soát cân nặng hợp lý bằng cách hãy thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Tập thể dục thường xuyên, tăng cường sức khỏe tim mạch và cải thiện tuần hoàn, giúp duy trì cân nặng hợp lý, giảm cholesterol và huyết áp.
  • Hạn chế rượu bia.
  • Không hút thuốc.
  • Quản lý căng thẳng.
  • Quản lý bệnh tiểu đường.
  • Ngủ đủ giấc.

Các bài viết của Bệnh chuyên khoa chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.