Search
Thứ Tư 24 Tháng Tư 2024
  • :
  • :

Bác sĩ Dược Sài Gòn tư vấn về biến chứng của bệnh viêm cơ tim

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Viêm cơ tim là sự viêm nhiễm ở cơ tim (bao gồm tế bào cơ tim, khoảng kẽ và các mạch máu ở tim). Đây là một bệnh lý nguy hiểm, nếu không có phác đồ điều trị viêm cơ tim kịp thời, người bệnh có thể tử vong chỉ sau 24 – 48 giờ.

Nội dung bài viết

Tổng quan về bệnh viêm cơ tim

Bệnh chuyên khoa viêm cơ tim là sự viêm nhiễm mạn tính hoặc cấp tính cơ tim. Bệnh đặc biệt nguy hiểm khi thường gặp ở người trẻ tuổi và có tỉ lệ tử vong nhanh chóng nếu không được chẩn đoán kịp thời. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm cơ tim thường ở thể nhẹ, người bệnh dễ nhầm lẫn với cảm sốt thông thường và dễ bỏ qua. Trường hợp viêm cơ tim do viêm nhiễm, người bệnh sẽ có các triệu chứng sốt cao lên đến 41oC, đau cơ, khớp, mệt mỏi, tim đập nhanh, hạ huyết áp, tim đập yếu, đau tức ngực, khó thở, … Thông thường, bệnh tiến triển nhanh, chậm phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và độ ảnh hưởng đến cơ tim. Trong một số trường hợp, nếu không được chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị viêm cơ tim kịp thời, bệnh nhân viêm cơ tim có thể tử vong nhanh sau sau 24 – 48 giờ. Để chẩn đoán viêm cơ tim, bác sĩ sẽ chỉ định theo dõi qua siêu âm tim, điện tim, xét nghiệm tìm hiệu giá kháng thể với virus, vi khuẩn, sinh thiết màng trong tim.

Nguyên nhân viêm cơ tim

Mỗi nguyên nhân viêm cơ tim sẽ có những triệu chứng và mức độ ảnh hưởng sức khỏe khác nhau. Các nguyên nhân chính bao gồm do vi khuẩn, virus, xoắn khuẩn, nấm, tia xạ, thuốc và các loại hóa chất. Một số nguyên nhân khác như ảnh hưởng sau sinh, do bia rượu, do các tế bào khổng lồ, … thậm chí viêm cơ tim không có nguyên nhân.

Các chuyên gia thống nhất nguyên nhân thường gặp nhất của viêm cơ tim là do các siêu vi Enterovirus (70 serotypes): Coxsackie A4; A16; B1-5. Các siêu vi này chiếm 50% trường hợp viêm cơ tim do siêu vi trực tiếp từ dịch mũi, mô tim, họng, phân của người bệnh giai đoạn cấp tính. Viêm cơ tim có thể tăng nhạy cảm hoặc thứ phát sau phản ứng thuốc. Mức độ thay đổi từ không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ cho đến bệnh nặng, diễn tiến nhanh. Viêm cơ tim thường nặng và có tỷ lệ tử vong cao nhất khi nguyên nhân do virus, bạch hầu ở trẻ em, viêm cơ tim kèm suy tim, rối loạn nhịp tim, tắc mạch và blốc các loại.

Các biến chứng của viêm cơ tim

Viêm cơ tim là bệnh lý nguy hiểm và phức tạp, thường kèm theo viêm màng trong tim và viêm màng ngoài tim. Các biến chứng thường gặp của viêm cơ tim bao gồm suy tim mất bù, tắc động mạch ngoại vi do cục máu đông, rối loạn nhịp tim nặng. Viêm cơ tim do virus thường dễ bị bỏ sót trong chẩn đoán nhưng lại diễn tiến trong thời gian rất nhanh, có nguy cơ tử vong và đột tử cao. Khi virus xâm nhập vào cơ thể thường khởi phát viêm họng, sốt, sau 5 – 7 ngày sẽ xâm nhập vào tim và các cơ quan khác. Virus tấn công vào tim làm tổn thương tế bào cơ tim, gây rối loạn nhịp tim, giảm sức co bóp của tim và dẫn đến trụy mạch. Một số trường hợp bệnh nhân tử vong chỉ sau 1 đến 2 ngày dù được phát hiện sớm. Để phòng ngừa các biến chứng của viêm cơ tim, bệnh nhân không nên chủ quan với các triệu chứng cảm cúm thông thường, khi có các dấu hiệu sốt cao, đau cơ, tức ngực, khó thở cần đi khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán kịp thời và theo dõi điều trị các bệnh nhiễm trùng, bội nhiễm.

Điều trị viêm cơ tim

Điều trị triệu chứng

Người bệnh viêm cơ tim do bạch hầu, thấp tim cần tuyệt đối bất động để tránh tai biến để ngăn ngừa bệnh tiến triển. Tăng cường nghỉ ngơi, giảm ăn muối, thở oxy ngắt quãng, điều trị các rối loạn nhịp tim. Điều trị suy tim bằng thuốc:

  • Thuốc cường tim (ouabain, digoxin..không được dùng khi có blốc nhĩ-thất và phải theo dõi các triệu chứng ngộ độc thuốc): Ouabain 0,25 mg x 1 ống/ngày, tiêm tĩnh mạch chậm. Digoxin 0,25 mg x 1 viên/ngày, uống.
  • Thuốc lợi tiểu: Dùng từng đợt 2- 3 ngày. Lợi tiểu thải muối như: lasix, hypothiazide; Lasix 40 mg x 1-2 viên/ngày, uống hoặc lasix 20 mg x 1 ống/ngày, tiêm bắp thịt hoặc tĩnh mạch; Hypothiazide 50- 100 mg/ ngày, uống. Lợi tiểu giữ K+: Aldacton 25mg x 1-2 viên/ngày, uống.
  • Bồi phụ đủ kali: Kaleorid 0,6 g x 1-2 viên/ngày; Panangin x 3-4 viên/ngày.
  • Dự phòng tắc mạch: Aspegic 0,1g x 1 gói/ ngày; Sintrom 4 mg x 1/4-1/5 viên/ngày, theo dõi tỷ lệ prothrombin của bệnh nhân so với người bình thường (INR): dùng khi có cục máu đông ở thành tim.

Điều trị nguyên nhân

Viêm cơ tim do thấp:

  • Penicillin 1 – 2 triệu đơn vị x 1-2 ống, tiêm bắp thịt trong 7 đến 10 ngày;
  • Prednisolon 1-2 mg/kg/ngày trong 10-15 ngày rồi giảm dần liều, duy trì 5 đến 10 mg/ngày trong 6 đến 8 tuần.
  • Aspirin pH8 0,5 g x 2-4 g/ngày trong 6-8 tuần, uống lúc no.
  • Sau đó phải phòng thấp tim tái phát bằng Bezathine penicillin 1,2 triệu đơn vị, tiêm bắp thịt, cứ 28 ngày tiêm một lần.
  • Nếu bị dị ứng Penicillin thì dùng Erythromycin 1,5-2 g/24h.

Viêm cơ tim do bạch hầu:

  • Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ dùng thuốc chống độc tố bạch hầu càng sớm càng tốt, dùng kháng sinh và điều trị suy tim. Nếu có blốc nhĩ thất cấp III thì đặt máy tạo nhịp tạm thời.
  • Không dùng Corticoid.

Viêm cơ tim do bệnh Lyme:

  • Kháng sinh liều cao như penixilin 20 triệu đơn vị/ngày hoặc Tetracyclin 1g/ngày chia 4 lần.
  • Tạo nhịp tim tạm thời khi có blốc nhĩ-thất cấp II, III.