Search
Thứ Năm 21 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Hướng dẫn sơ cứu cho người bị gãy xương hiệu quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:

Gãy xương là một bệnh thường gặp và có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nếu không được sơ cứu đúng cách, kịp thời có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm cho bệnh nhân.

Nội dung bài viết

Gãy xương là gì?

Gãy xương là một bệnh thường gặp và có thể xảy ra với bất cứ ai ở bất cứ tuổi nào. Gãy xương có thể xảy ra trong khi chúng ta chơi thể thao, té ngã, tai nạn xe hơi hoặc bất kỳ hoạt động vận động nào khác. Chúng khiến chúng ta cảm thấy đau dữ dội, tê hoặc sưng tấy tại khu vực bị thương. Tuy nhiên, cần phải được sơ cứu và chữa trị ngay lập tức để tránh các trường hợp nghiêm trọng xảy ra như: xương có thể nhô ra qua da và gây chảy máu nặng.

Dấu hiệu, triệu chứng của gãy xương

Để nhận biết chúng ta hoặc một người nào đó bên cạnh chúng ta có bị gãy xương khi xảy ra các trường hợp chấn thương, chúng ta cần phải chú ý đến các dấu hiệu, triệu chứng có thể xuất hiện do gãy xương gây ra như:

  • Vùng bị thương có cảm giác đau dữ dội và nặng hơn khi di chuyển
  • Vùng bị thương bị sưng, tê hoặc bầm xanh
  • Đối với trường hợp chấn thương ở cánh tay hoặc cẳng chân: Chân hoặc khớp bị biến dạng
  • Không vận động được chi thể sau chấn thương
  • Cử động bất thường – lạo xạo xương
  • Xương nhô ra khỏi da
  • Vùng bị thương chảy máu nhiều

Sơ cứu cho người bị gãy xương như thế nào mới đúng cách?

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Khi chúng ta hoặc những người xung quanh chúng ta bị gãy xương, điều quan trọng và nguyên tắc là khi có tai nạn xuất hiện, chúng ta cần phải gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115. Chúng ta cần phải bắt đầu ấn ngực và hô hấp cho bệnh nhân trong trường hợp bệnh nhân bị mất nhận thức và/hoặc không thở được hoặc không di chuyển được.

Trong thời gian chờ đợi xe cấp cứu đến, chúng ta có thể sơ cứu gãy xương theo các bước hướng dẫn sau đây:

Bước 1: Không di chuyển bệnh nhân (trừ khi cần thiết)

Mục đích của việc không di chuyển bệnh nhân nhằm ngăn chặn một số chấn thương khác có thể xảy ra đồng thời bất động chỗ bị gãy xương, đặc biệt là những bệnh nhân bị thương ở lưng hoặc cổ. Để cố định vùng bị thương, chúng ra có thể làm một thanh nẹp bằng cách gấp một mảnh bìa cứng hoặc tạp chí và nhẹ nhàng đặt dưới chân tay. Sau đó dùng vải quấn cẩn thận.

Bước 2: Cầm máu (nếu có)

Nếu có chảy máu, chúng ta cần phải tiến hành cầm máu bằng cách dùng băng gạc vô trùng hoặc một miếng vải sạch quấn chặt vùng bị thương và đè chặt lên vết thương.

Bước 3: Xử trí sốc (nếu có)

Trong thời gian đợi nhân viên y tế đến, nếu bệnh nhân có dấu hiệu của tình trạng sốc xảy ra như: choáng váng, chóng mặt, yếu dần đi, da nhợt nhạt, lạnh ẩm, khó thở và nhịp tim tăng nhanh lên…. Chúng ta cần phải đắp chăn cho bệnh nhân để giữ ấm cơ thể, đặt bệnh nhân nằm nhẹ nhàng và nâng chân lên cao hơn đầu một khoảng 30cm.

Bước 4: Giảm sưng

Để giúp vết thương giảm sưng, theo bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chúng ta có thể chườm túi nước đá hay gạc lạnh lên vùng bị sưng của bệnh nhân. Tuy nhiên để tránh làm tổn thương da của bệnh nhân, chúng ta không nên đặt đá trực tiếp lên da mà hãy đặt một mảnh vải lên trên vùng bị thương rồi mới đặt túi đá lên hoặc gói chúng trong một miếng vải rồi mới chườm lên vết thương cho bệnh nhân.

Bước 5: Bình tĩnh chờ xe cấp cứu đến

Chúng ta cần phải ghi nhớ là khi bị gãy xương, hãy lập tức gọi ngay cho trung tâm cấp cứu hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất để điều trị. Phải thật bình tĩnh và luôn nói chuyện với bệnh nhân để bệnh nhân không quá chú tâm vào cơn đau của mình.

Gãy xương nếu không được sơ cứu đúng cách, kịp thời có thể dẫn đến các nguy hiểm khác có thể xảy ra. Do đó, chúng ta hãy thực hiện những bước sơ cứu cơ bản phía trên trước khi đưa bệnh nhân đi cấp cứu.