Hiện tượng co giật ở trẻ rất có hại cho cơ thể nên cha mẹ cần được hướng dẫn cách xử lý trẻ bị sốt cao co giật nên làm gì để đảm bảo an toàn sức khỏe của trẻ.
- Cách nhận biết triệu chứng xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ
- Nguyên nhân bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em
- Cách chữa bệnh táo bón ở trẻ em hiệu quả
Hướng dẫn cha mẹ trẻ bị sốt cao co giật nên làm gì?
Sốt cao là một trong những bệnh chuyên khoa thường gặp ở trẻ nhỏ và thật sự nguy hiểm khi trẻ xuất hiện những cơn co giật kéo dài và tái đi tái lại nhiều lần. Các mẹ cần chú ý những biểu hiện của trẻ như trong cơn co giật trẻ thường nôn mửa, nếu các cha mẹ không xử lý nhanh và kịp thời thì trẻ có thể tử vong do tắc thở vì ngạt, bị viêm phổi nặng do chất nôn từ dạ dày trào ngược vào phổi gây tổn thương phổi hoặc hít phải chất nôn.
Là một bệnh thường gặp nhưng các cha mẹ vẫn chưa có những kinh nghiệm xử lý bệnh khoa học mà chỉ theo lời mách bảo truyền tai nhau dẫn đến những trường hợp không ai mong muốn. Theo các sinh viên Liên thông Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, bệnh sốt cao cô giật thường xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi khi thân nhiệt của trẻ trên 39 độ C. Trong trường hợp trẻ nên cơn co giật, các cha mẹ cần xử lý theo hướng dẫn của các chuyên gia.
Cách xử trí khi trẻ co giật
Khi trẻ co giật, các cha mẹ không nên hoảng loạn mà phải hết sức bình tĩnh, đặt trẻ nằm nghiêng về một bên. Việc để trẻ nằm nghiêng sẽ giúp đường thở của bé được thông, đờm dãi từ đó mà chảy ra ngoài, tránh trẻ không nuốt vì nếu nuốt vào phổi gây tắc sẽ rất nguy hiểm. Khi thực hiện phương pháp này, các bác sĩ Trường Trung cấp Y khoa Pasteur khuyên bạn nên giữ đầu trẻ thẳng, không được gập để bé thở tốt. Trong quá trình để trẻ nằm nghiêng, các cha mẹ nên nới rộng quần áo nếu quần áo quá chật, chỉ để trẻ mặc bộ quần ảo mỏng vừa đủ, dùng . khăn mềm nhúng vào nước hơi ấm, lau khắp người cho trẻ, nhất là vùng nách, bẹn, trán.
Thứ hai, cần để bé ở môi trường thoáng khí, có nhiều oxy để thở, tránh những nơi đông người. Theo kinh nghiệm của bác sĩ từng học Trường Trung cấp Y khoa Pasteur, khi trẻ bị co giật sẽ không thể uống thuốc được nên cần nhanh chóng đặt thuốc hạ nhiệt đường hậu. Khi trẻ đã qua cơn co giật, cần lật trẻ nằm nghiêng sang 1 bên ngay, đầu đặt ở vị trí an toàn, hơi ngửa tránh việc trào ngược dịch nôn trớ của trẻ vào phổi gây nguy hiểm đến tính mạng và cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị tránh co giật tái phát do sốt cao trở lại.
Một số điều cần tránh khi trẻ đang sốt cao co giật
Khi trẻ bị sốt co giật, các cha mẹ không nên dùng bất kỳ vật gì để ngang miệng trẻ bởi nguy hiểm hơn cả nếu vật ngang đó làm tổn thương niêm mạc miệng, làm gãy răng, sứt lợi trẻ. Đặc biệt, rất nhiều cha mẹ khi thấy trẻ lên cơn co giật thì tìm cách chống lại bằng cách ghì trẻ thật chặt, tuy nhiên phương pháp này có thể gây tổn thương ở một số bộ phận cơ thể hoặc có thể làm gãy xương trẻ. Đồng thời các chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội khuyên các cha mẹ, khi trẻ bị co giật không nên cho trẻ ăn bất kỳ thứ gì vì có thể gây sặc cho trẻ. Sau đó, cha mẹ cần tìm cách hạ nhiệt cho trẻ bằng cách làm mát cơ thể và môi trường xung quanh.
Trẻ bị sốt cao co giật nếu như không được xử lý kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. Mặc dù đây là bệnh thường gặp và được các mẹ hỏi trên các diễn đàn Hỏi đáp bệnh học nhưng không phải cha mẹ nào cũng có những kiến thức cần thiết để xử lý. Do đó, bạn cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi trẻ có dấu hiệu sốt cao, để các bác sĩ khám và phòng ngừa những nguy hiểm có thể xảy ra.
Nguồn: Benhchuyenkhoa.edu.vn