Search
Thứ Năm 31 Tháng Mười 2024
  • :
  • :

Hỏi đáp bệnh học – Bệnh vẩy nến

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:

Hỏi đáp bệnh học: “3 năm trước em bị bệnh vẩy nến, em đã chữa nhiều loại thuốc nhưng chỉ đỡ được một thời gian xong lại tái phát… Cho em hỏi có nên chữa bằng thuốc Đông y không? Chế độ ăn uống như thế nào?”

Hỏi đáp bệnh học – Bệnh vẩy nến

Hỏi đáp bệnh học – Bệnh vẩy nến

Phạm Thị Nhuận (phamnhuan)

Vẩy nến là một bệnh mạn tính, có ban đỏ vẩy dày trắng như sáp nến. Hiện Việt Nam có khoảng 2,5 triệu người mắc bệnh. Về nguyên nhân, đa số tác giả cho rằng bệnh vẩy nến là bệnh có cơ địa di truyền và có cơ chế tự miễn dịch. Một số yếu tố thuận lợi khởi phát bệnh như: stress, nhiễm khuẩn, chấn thương thượng bì, một số thuốc, thức ăn, rượu tác động và tạo ra các kháng nguyên, tự kháng nguyên làm thay đổi đáp ứng miễn dịch, hoạt động một số tế bào và bệnh vẩy nến xuất hiện. Việc chẩn đoán rất dễ nhưng điều trị lại rất khó khăn. Hiện nay trên thế giới cũng chưa có thuốc nào khẳng định là chữa khỏi hẳn được bệnh, có chăng bệnh chỉ ổn định được trong vòng 2-5 năm. Gần đây một số thuốc chiết xuất từ thảo dược giúp cân bằng hệ miễn dịch tỏ ra có tác dụng….

Về chế độ ăn: Ưu tiên chọn các loại cá biển chứa nhiều omega-3 (cá hồi, cá thu, cá saba…). Omega-3 có tác dụng ức chế chất sinh viêm trong bệnh vẩy nến khá hiệu quả. Nếu người bệnh vẩy nến không bị dị ứng với nghêu, sò, hến, hàu thì nên ăn chúng để cung cấp nhiều chất kẽm, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Rau quả tươi chứa nhiều beta-carotin (trái bơ, cà rốt, xoài, bông cải…) giúp quá trình tổng hợp kháng thể, nên uống nhiều nước mỗi ngày, gấp 2-3 lần so với bình thường. Cần tránh đồ nướng, rán vì có nhiều gốc tự do có thể làm bệnh tái phát, tránh uống rượu bia… Trường hợp của bạn nếu tái phát nên đi khám Bệnh chuyên khoa da liễu để được tư vấn điều trị phù hợp với giai đoạn của bệnh. Nên nhớ tinh thần lạc quan cũng rất quan trọng trong điều trị bệnh.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn