Search
Thứ Sáu 22 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Học cách xử trí khi bị ê buốt chân răng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Mặc dù không gay ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng ê buốt chân răng lại làm cản trở trong việc ăn uống cũng như giao tiếp. Vậy đâu là giải pháp tốt nhất cho tình trạng này?

Ê buốt răng chứng bệnh gây khó chịu trong cuộc sống

Ê buốt răng chứng bệnh gây khó chịu trong cuộc sống

Nguyên nhân răng bị ê buốt

Một trong nhưng vấn đề thường gặp ở răng miệng đó là chứng ê buốt chân răng. Nguyên nhân được xác định gây ê buốt chân răng là do ngà răng bị lộ ra. Ngà răng là lớp vật chất phía trong của răng, thường được bao bọc và bảo vệ bởi men răng. Khi ngà răng tiếp xúc với thức ăn hoặc đồ uống, đặc biệt là đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây ra một cơn đau nhức nhẹ và cảm giác đau nhói tới tận chân răng. Bên cạnh đó việc vệ sinh răng miệng không tốt, ăn quá nhiều thực phẩm cứng hoặc lạnh cũng là nguyên nhân gây nên một số bệnh thường gặp về răng miệng, trong đó có buốt chân răng.

Việc đánh răng sai cách hoặc không xỉa răng đầy đủ đều có thể là nguyên nhân dẫn đến răng nhạy cảm. Chải răng quá mạnh bằng bàn chải cứng có thể dẫn đến tổn thương lợi và nhạy cảm răng. Các vấn đề về nha chu do đánh răng sai cách khiến cho răng bị tụt lợi, để lộ ngà răng. Sự tích tụ của các mảng bám trong thời gian dài cũng sẽ dẫn đến sâu răng hoặc khiến răng trở nên yếu đi. Bên cạnh đó còn tồn tại rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến răng của chúng ta gặp nhiều vấn đề.

Để cải thiện tình trạng ê buốt răng cần thay đổi chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng

Để cải thiện tình trạng ê buốt răng cần thay đổi chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng

Cách khắc phục chứng buốt chân răng hiệu quả nhất

Khi răng ê buốt, sẽ cảm thấy đau răng khi chải. Cảm giác đau gặp phải sau khi ăn uống những đồ nóng, lạnh, ngọt và có tính axit cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh. Để có thể điều trị dứt điểm thi buộc chúng ta phải đến nha sĩ để kiểm tra và thăm khám, việc sử dụng một vài biện pháp dân gian đều không mnag lại kết quả tốt đẹp.

Thông thường khi bị chứng buốt chân răng, nha sĩ sẽ điều trị bằng cách trám răng hoặc có một hướng điều trị khác. Giảm nguy cơ bị răng ê buốt bằng cách giữ gìn vệ sinh răng miệng nhằm ngăn ngừa tụt nướu và bệnh nha chu. Chải răng và sử dụng chỉ nha khoa đúng cách như nha sĩ khuyến cáo. Đồng thời sử dụng kem đánh răng có độ mài mòn thấp có thể giúp giảm nguy cơ mắc phải hiện tượng răng ê buốt. Giải quyết triệt để tật nghiến răng và điều trị tủy nếu có. Ngoài ra, cũng có những hướng điều trị răng ê buốt khác mà nha sĩ có thể thực hiện ngay tại phòng nha: thoa fluor và keo dán lên răng, trám răng nếu bề mặt răng bị hư hại nhiều và cũng có thể dùng tia lazer đặc trị…

Để có thể phòng tránh các bệnh chuyên khoa hơn ai hết chúng ta cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày. Đánh răng ít nhất 2 lần một ngày bằng bàn chải mềm và chải răng nhẹ nhàng. Nên làm sạch răng bằng chỉ tơ nha khoa bởi chỉ tơ có thế làm sạch những góc mà bàn chải không thể chạm tới được. Súc miệng bằng nước súc miệng sau khi đánh răng. Lựa chọn loại nước súc miệng không cồn với hàm lượng flouride để giảm nguy cơ răng nhạy cảm. Nói không với những thực phẩm chứa nhiều axit, đặc biệt là nước có ga, nước cà chua, cam, chanh. Không ăn các thức ăn quá nóng hoặc lạnh đồ ăn cay sẽ khiến cho men răng bị mỏng đi dẫn đến nhạy cảm. Thêm vào đó, các thức ăn mặn sẽ càng làm trầm trọng vấn đề hơn, đặc biệt khi men răng đã bị tổn thương.

Bên cạnh đó cần bổ sung thức ăn nhiều chất xơ khiến tuyến nước bọt hoạt động tốt, giúp tạo nên các khoáng chất chống lại quá trình gây nhạy cảm cho răng. Ngoài chất xơ, canxi cũng là thành phần không thể thiếu trong việc chống lại các vấn đề về răng. Các thức ăn từ bơ sữa là nguồn canxi lý tưởng, với các lựa chọn như sữa, sữa chua và phomat; Hãy uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Đặc biệt sau khi ăn, bởi sẽ giúp làm trôi đi các mảng bám trên răng.

Việc thực hiện và tuần thủ đầy đủ các quy tắc trong việc vệ sinh răng miệng sẽ giúp răng chúng ta được khỏe mạnh, hạn chế sự tổn thương.

Nguồn: benhchuyenkhoa.edu.vn