Search
Thứ Sáu 26 Tháng Tư 2024
  • :
  • :

Điều trị bệnh võng mạc tiểu đường

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bệnh võng mạc tiểu đường là tình trạng đặc trưng bởi các tổn thương xảy ra ở võng mạc. Đây là biến chứng do bệnh lý tiểu đường và có thể dẫn đến suy giảm thị lực, thậm chí là mù lòa.

Nội dung bài viết

Bệnh võng mạc tiểu đường là gì?

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Điều Dưỡng chia sẻ đái tháo đường hay tiểu đường là bệnh lý liên quan đến tình trạng rối loạn chuyển hóa Glucid mạn tính. Đây là một trong 3 bệnh lý không lây truyền (gồm ung thư, tim mạch, đái tháo đường) có tốc độ phát triển nhanh nhất. Bệnh lý đái tháo đường gây nhiều biến chứng tại mắt, tim mạch, thận, thần kinh. Trong đó biến chứng tại mắt thường gặp với tỷ lệ cao.

Võng mạc là các lớp sợi thần kinh của mắt, có vai trò tiếp nhận ánh sáng, hình ảnh mắt thu nhận được đến não và ngược lại có tác dụng truyền hình ảnh mà não phân tích được đến mắt, trong đó hoàng điểm là quan trọng nhất cho hình ảnh rõ ràng nhất.

Bệnh võng mạc tiểu đường do bệnh lý tiểu đường gây ra. Bệnh này xảy ra hầu hết ở các trường hợp mắc bệnh tiểu đường tiến triển sau khoảng thời gian dài từ 10 đến 15 năm.

Bệnh võng mạc tiểu đường là nguyên nhân gây mù thường gặp nhất trong độ tuổi từ 20 đến 65.

Nguy cơ mắc bệnh võng mạc tiểu đường phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như thời gian bị tiểu đường, mức độ đường huyết và các yếu tố khác (như cao huyết áp, tăng lipid máu, bệnh lý thận, phụ nữ đang mang thai, các phẫu thuật trong nhãn cầu) có thể tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý võng mạc đái tháo đường.

Điều trị võng mạc tiểu đường

Tùy theo giai đoạn của bệnh võng mạc tiểu đường thì sẽ có phương pháp điều trị thích hợp như: theo dõi, laser quang đông võng mạc, tiêm nội nhãn thuốc ức chế tăng sinh mạch máu (anti-VEGF) hay Corticoid tác dụng chống phù hoàng điểm, can thiệp ngoại khoa.

Quy trình điều trị võng mạc đái tháo đường:

Đo thị lực cho người mắc bệnh.

Khám tổng quát về mắt bao gồm: Đo nhãn áp, khám mi mắt, kết giác mạc, tiền phòng, mống mắt, thủy tinh thể để có đánh giá chung về chức năng của mắt.

Tra thuốc giãn đồng tử để khám dịch kính và võng mạc mắt.

Chụp hình màu đáy mắt để nhận định các tổn thương ở mắt trong giai đoạn sớm.

Nếu chụp hình đáy mắt đã xuất hiện các tổn thương thì tiến hành thêm chụp mạch máu huỳnh quang. Vai trò là phát hiện các tổn thương vi phình mạch, xuất huyết, xuất tiết, thiếu máu, tân mạch rất chính xác. Ngoài ra, bạn có thể được bác sĩ điều trị chỉ định chụp OCT. Đây là một phương pháp cực kỳ hiện đại để đánh giá tình trạng phù hoàng điểm và tổn thương của võng mạc trung tâm. Chụp mạch huỳnh quang và OCT còn để theo dõi diễn tiến của bệnh võng mạc tiểu đường.

Điều trị laser quang đông võng mạc:

Hiệu quả của phương pháp laser trong điều trị võng mạc tiểu đường là:

  • Trực tiếp phá hủy vùng võng mạc thiếu máu là nơi sản sinh ra những yếu tố tăng sinh của mạch máu.
  • Laser phá hủy các tế bào cản quang và các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc tiêu thụ oxy. Tác dụng cải thiện quá trình oxy hóa của lớp võng mạc phía trong và làm giảm bớt kích thích sản sinh của các yếu tố tăng sinh tân mạch.
  • Giải phóng ra yếu tố ức chế tạo tân mạch bình thường nằm trong biểu mô sắc tố.
  • Tùy theo tổn thương của võng mạc mà có thể chọn các kỹ thuật laser quang đông như sau: Quang đông ổ (focal laser), quang đông lưới (grid laser), quang đông toàn bộ võng mạc (panretinal laser). Độ rộng của quang đông toàn bộ võng mạc tùy thuộc vào mức độ diễn biến của bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh.

Sau khi tiến hành laser xong, bạn có thể có cảm giác chói lóa, thị lực giảm, có dấu hiệu chớp sáng. Tuy nhiên, những triệu chứng này chỉ là tạm thời và sẽ nhanh chóng hết đi. Sau khi điều trị laser, bạn cần phải được tái khám định kỳ, kiểm tra lần đầu sau 4 đến 8 tuần và sau đó tùy mức độ tổn thương mà các bác sĩ khám lại theo dõi sát.

Tiêm thuốc nội nhãn:

Dược sĩ cao đẳng dược tphcm cho biết các thuốc nội nhãn trong điều trị võng mạc tiểu đường bao gồm corticoid hoặc anti-VEGF (Lucentis, Avastin, Pegabtanib) có tác dụng ngăn cản tân mạch, chống phù hoàng điểm.

Cắt dịch kính:

Làm trong môi trường quang học: Hàng đầu là các xuất huyết dịch kính do bệnh lý tiểu đường như xuất huyết nhiều không tự tiêu, xuất huyết có tăng sinh xơ mạch.

Loại trừ co kéo dịch kính võng mạc, co kéo nguyên nhân do tăng sinh của dịch kính võng mạc, màng xơ mạch.

Điều trị các quá trình bệnh lý khác kèm theo như phù hoàng điểm dạng nang, bong võng mạc co kéo và màng tăng sinh dịch kính võng mạc.

Dự phòng biến chứng võng mạc tiểu đường

Bác sĩ chuyên khoa cũng lưu ý người bị mắc bệnh tiểu đường có thể kéo dài thời gian không mắc bệnh hoặc làm chậm diễn tiến biến chứng võng mạc tiểu đường bằng cách duy trì mức độ đường huyết và huyết áp ổn định. Có 2 chỉ số mà người đang điều trị bệnh tiểu đường cần quan tâm là chỉ số đường huyết và HbA1c. Bên cạnh đó, những chỉ số lipid máu, huyết áp,… cũng cần phải theo dõi.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế thì bạn nên giữ đường huyết ở mức an toàn là dưới 7.0 mM/L với chỉ số HbA1c < 6.5%.

Ngoài kiểm soát đường huyết, bạn cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho mắt, sinh hoạt hợp lý. Bạn nên bổ sung thêm thức ăn giàu chất chống oxy hóa (vitamin E và C, beta-caroten,…) hay các chất có tác dụng làm tăng tuần hoàn vi mạch. Đồng thời, các type khác nhau của tiểu đường đều có thể gặp phải biến chứng võng mạc nên khi bị bệnh thì nên đi khám mắt định kỳ 3, 6 hoặc 12 tháng một lần để có thể sớm phát hiện những tổn thương ở võng mạc.