Search
Thứ Bảy 21 Tháng Chín 2024
  • :
  • :

Điều trị bệnh nhược cơ có khỏi đuợc hẳn?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:

Mẹ em vận động kém càng về chiều thì bệnh càng nặng hơn, đi khám được Bác sĩ chuẩn đoán mẹ em mắc Bệnh nhược cơ.

Hỏi đáp bệnh học: “Em muốn hỏi là Bệnh nhược cơ có nguy hiểm không? Bệnh có điều trị khỏi hẳn được không”

Nguyễn Thu Giang (Hải Phòng)

Đối với bệnh nhược cơ, cơn nhược cơ là một cấp cứu thần kinh cần phải được điều trị tích cực. Đây mới là tình trạng nguy hiểm của bệnh nhân. “Cơn” được định nghĩa là tình trạng mất khả năng duy trì chức năng hô hấp, nuốt và khạc chất tiết để làm sạch đường hô hấp… dẫn đến suy hô hấp.

Yếu tố thúc đẩy cơn nhược cơ thường là nhiễm trùng, rối loạn cảm xúc, phẫu thuật không đảm bảo điều trị lâu dài hoặc giảm liều thuốc quá nhanh. Các dấu hiệu cảnh báo khởi đầu cơn nhược cơ bao gồm: thở nông, nói lắp, nuốt khó, yếu cơ hô hấp và cơ cổ tiến triển với khó thở khi nằm, da tái hoặc tím và vã mồ hôi. Tăng CO2 và giảm O2 trong máu.

Cơn nhược cơ do quá liều thuốc ức chế men AchE ở bệnh nhân nhược cơ tiến triển. Một số trường hợp nhược cơ tiến triển do không đáp ứng với thuốc ức chế men AchE, bệnh nhân thường xuất hiện những cơn nhược cơ cấp tính cần cấp cứu ngay không có nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

Điều trị bệnh nhược cơ, bệnh nhân phải có một quá trình điều trị thuốc lâu dài hoặc phải phẫu thuật. Hiện nay việc điều trị bệnh đã cải thiện được tiên lượng bệnh nhược cơ đi nhiều. Trước khi phương pháp điều trị ức chế miễn dịch được áp dụng thì tỉ lệ tử vong của bệnh nhược cơ toàn thể là 30% và hơn 60% bệnh nhân không cải thiện được bệnh hoặc bệnh xấu dần.

Bệnh chuyên khoa - Bệnh nhược cơ

Bệnh chuyên khoa – Bệnh nhược cơ

Với sự điều trị thích hợp hiện nay, phần lớn bệnh nhân nhược cơ có thể có cuộc sống cơ bản bình thường. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân phải uống thuốc ức chế miễn dịch trong nhiều năm hoặc thậm chí không xác định được thời gian mặc dù nguy cơ gặp nhiều tác dụng phụ mắc phải. Sự xấu đi đột ngột kèm suy hô hấp hay cơn nhược cơ ngày nay khá hiếm ở các bệnh nhân Sử dụng thuốc ứcchế miễn dịch dài hạn. Những bệnh nhân nhược cơ và u tuyến ức thông thường trên 40 tuổi thường dễ vào cơn nhược cơ hơn những bệnh nhân không có u tuyến ức. Những bệnh nhân có u tuyến ức, tiên lượng liên quan với tính chất mô học của u.

Hai kiểu điều trị thường được kết hợp trong điều trị bệnh nhược cơ. Những triệu chứng có thể cải thiện một cách nhanh chóng bằng các thuốc kháng men Cholinesterase để gia tăng lượng Ach trong khe Synáp bù trừ.

Điều trị triệu chứng như thế có thể đủ trong các trường hợp nhược cơ nhẹ và ảnh hưởng mắt đơn thuần. Tuy nhiên, cách điều trị này không ảnh hưởng đến quá trình miễn dịch. Ở các bệnh nhân nhược cơ tự miễn toàn thể, thường cần phải dùng ức chế miễn dịch như steroids hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác. Sự loại bỏ tức thì các tự kháng thể bằng phương pháp lọc huyết tương hoặc hỗ trợ miễn dịch thường rất hiệu quả khi điều trị ngắn hạn trong cơn nhược cơ. Trong các trường hợp diễn tiến xấu nhanh phải cắt u tuyến ức. Thực tế việc lựa chọn  phương pháp điều trị nhược cơ  tốt nhất cần phù hợp trên từng bệnh nhân.

Nguồn: Cao đẳng Dược TP HCM